VNE (mẹ): Lãi ròng quý 1/2016 bất ngờ giảm 99%, đã mua thêm 2,2 triệu cổ phiếu GEX

Theo giải trình của VNE, do vướng mắc công tác đền bù phục vụ thi công nên công ty không thể thi công nhanh và nghiệm thu để ghi nhận doanh thu.

Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (mã: VNE) vừa công bố BCTC quý 1/2016 của riêng công ty mẹ với kết quả kinh doanh sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu thuần giảm 61% chỉ còn hơn 60 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu thuần từ hợp đồng xây dựng giảm 60% còn 50,8 tỷ đồng nhưng có thêm gần 9 tỷ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Phần lớn doanh thu xây lắp đến từ công trình ĐZ 500kV TTĐL Vĩnh Tân – rẽ Sông Mây – Tân Uyên (26,5 tỷ đồng) và Công trình ĐZ 220kV Xekaman 1 (Hutxan) – Pleiku 2 lô 8.1.

Tỷ lệ Giá vốn/doanh thu cũng tăng vọt từ 79,3% lên 92% và lợi nhuận gộp chỉ còn 4,9 tỷ đồng. Dù được bù đắp từ chút doanh thu tài chính cùng việc hoàn nhập 1,3 tỷ chi phí tài chính nhưng cũng không đáng kể so với chi phí quản lý doanh nghiệp.

VNE mẹ báo lãi 145 triệu đồng trong quý 1/2016 trong khi cùng kỳ lãi 18,5 tỷ đồng.

Năm 2015, VNE mẹ lãi 89 tỷ đồng – tăng tới 158% so với năm 2014, chủ yếu nhờ hoạt động tài chính.

Theo giải trình của VNE, do vướng mắc công tác đền bù phục vụ thi công, đồng thời các hạng mục lắp, dựng cột, kéo dây lại phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp vật tư, thiết bị… nên công ty không thể thi công nhanh và nghiệm thu để ghi nhận doanh thu.

vne 2

Cùng với việc giảm lãi, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý 1/2016 của VNE mẹ cũng âm tới hơn 90 tỷ. Lưu chuyển tiền thuần âm 63 tỷ và tiền cuối kỳ giảm từ 91 tỷ còn 28 tỷ.

Trong danh mục đầu tư tài chính của VNE, khoản lớn nhất là hơn 5 triệu cổ phiếu GEX với giá gốc 104 tỷ đồng và giá trị hợp lý được đánh giá là 131 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2015, VNE (mẹ) mới sở hữu 2,8 triệu cổ phiếu GEX.

Theo Trí thức trẻ/VNE

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video