Vietcombank tuyên bố thưởng 500 triệu đồng cho đội tuyển bóng đá nữ vô địch SEA Games 30

Như vậy, đã có 2 ngân hàng tuyên bố thưởng tổng cộng 1 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nữ vô địch SEA Games 30.

Vietcombank tuyên bố thưởng 500 triệu đồng cho đội tuyển bóng đá nữ vô địch SEA Games 30

Vietcombank vừa thông báo cho biết, ngay sau khi đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam có chiến thắng thuyết phục trước đội tuyển Thái Lan và giành huy chương vàng bóng đá nữ tại SEA Games 30, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã quyết định thưởng cho đội tuyển 500 triệu đồng. 

Chiến thắng của đội tuyển nữ Việt Nam đã nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của cả công chúng cùng giới truyền thông trong và ngoài nước khi các “cô gái vàng” của Việt Nam đã thi đấu hết mình với một tinh thần quả cảm như những chiến binh trong một cuộc đối đầu đầy kịch tính và khó khăn. Thành tích này cũng đã lập nên một kỷ lục mới cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam mà chưa đối thủ nào khác trong khu vực Đông Nam Á sánh được, đó là 6 lần đoạt Huy chương vàng SEA Games.

"Phần thưởng của Vietcombank dành cho các cầu thủ nữ nói trên cũng chính là sự quan tâm, khích lệ với mong muốn các cầu thủ luôn nỗ lực thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo, mang lại vinh quang cho Tổ quốc và quảng bá thành công một hình ảnh đẹp về Việt Nam trên trường quốc tế", theo Vietcombank. 

Trước Vietcombank, một ngân hàng lớn khác là BIDV cũng cho biết sẽ thưởng cho đội tuyển bóng đã nữ tại SEA Games 30 với mức thưởng 500 triệu đồng. 

Được biết, tiền thưởng với đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sau khi chiến thắng trận chung kết SEA Games 30 cùng các phần thưởng ở vòng đấu trước hiện có tổng giá trị ước tính 10 tỷ đồng.

Trong đó, ông Phạm Thanh Hùng, Trưởng ban Bóng đá nữ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) hứa thưởng 1,5 tỷ đồng; Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện thưởng 1 tỷ đồng; VFF thưởng 1 tỷ đồng; Tập đoàn Hưng Thịnh thưởng 1 tỷ đồng; doanh nhân Lê Văn Kiểm thưởng 1 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video