Vietcombank tiếp tục phát mại nhiều nhà xưởng để thu hồi nợ

Vietcombank vừa tiếp tục thông báo phát mại nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản, nhà xưởng, nhà máy chế biến để thu hồi nợ, trong đó có tài sản được rao bán với giá khởi điểm trên 200 tỷ đồng.

Vietcombank tiếp tục phát mại nhiều nhà xưởng để thu hồi nợ

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) - chi nhánh Châu Đốc (VCB Châu Đốc) vừa thông báo phát mại tài sản đảm bảo là bất động sản, nhà xưởng sản xuất gạo tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. 

Cụ thể, tài sản đảm bảo gồm có 52.850 m2 đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, 64.430 m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh, các tài sản gắn liền với đất như nhà ở công nhân, nhà kho, cylô chứa lúa, gạo, văn phòng làm việc... Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát mại hệ thống nhà máy sản xuất gạo với công suất chế biến từ 90.000 - 170.000 tấn/năm.

Vietcombank cho biết, giá khởi điểm của tài sản trên là hơn 220 tỷ đồng, dự kiến tổ chức đấu giá vào ngày 24/9.

Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đang phát mãi nhiều tài sản là nhà máy, nhà xưởng khác. 

Chẳng hạn, VCB Kiên Giang đang phát mại nhà máy chế biến thuỷ sản tại khu công nghiệp Tắc Cậu, huyện Châu Thành, Kiên Giang với giá hơn 9 tỷ đồng. Công trình xây dựng gồm có sân nội bộ diệnt ích 246,89m2, nhà làm việc diện tích 1.764m2, nhà xưởng 739,8m2, nhà đặt máy nén 49,5m2,….Máy móc gồm có trạm biến áp 750 KV, hệ thống kho trữ đông 250 tấn, hệ thống kho trữ đông 100 tấn, hầm đông gió 10.560 kg/mẻ, hầm đông gió 6.000 kg/mẻ,…

Vietcombank Thăng Long tiếp tục phát mại TSBĐ nhà máy Vinaxuki Thanh Hoá với giá khởi điểm 33,4 tỷ đồng, giảm 3 tỷ đồng so với lần thông báo đấu giá hồi cuối tháng 8. 

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video