Tin tưởng sẽ khắc phục khoản lỗ lũy kế 258 tỷ đồng, Agifish lên tiếng về nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Khẳng định rằng Công ty sẽ khắc phục được khoản lỗ lũy kế hiện tại, lãnh đạo Agifish nhấn mạnh BCTC được lập trên cơ sở hoạt động liên tục.

Trước nhấn mạnh của kiểm toán về tồn tại yếu tố không chắc chắn dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục, CTCP Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish, AGF) đã có giải trình về ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của kiểm toán viên trên BCTC bán niên niên độ 2017-2018 của Công ty.

Cụ thể, đối với ý kiến ngoại trừ rằng Công ty chưa trích lập dự phòng cho khoản phải thu ngắn hạn khó đòi với số tiền gần 97 tỷ đồng, Agifish cho biết qua quá trình đàm phán và trao đổi với khách hàng, ban Giám đốc đánh giá các khoản nợ trên vẫn có khả năng thu hồi, dựa trên tình hình kinh doanh sản phẩm cá tra đang thuận lợi.

Bên cạnh đó, khách hàng của Agifish cũng đã có cam kết về lộ trình thanh toán công nợ. Vì vậy, Công ty quyết định không trích lập dự phòng các khoản phải thu trên tại thời 31/3/2018.

Thứ hai, liên quan đến dựa trên khoản lỗ lũy kế tại thời điểm 31/3/2018 gần 258 tỷ đồng dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoat động liên tục, Agifish phân trần hiện Công ty đang trong quá trình cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc thanh lý một số khoản đầu tư và tài sản cố định.

Chi tiết, Agifish đang thực hiện giảm bớt các vùng nuôi có hoạt động nuôi trồng không hiệu quả để giảm gánh nặng nguồn vốn lưu động, cho thuê gia công tại các nhà máy chế biến đang tạm ngừng hoạt động do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Đồng thời, Công ty đang thỏa thuận với các ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn lưu động cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Như vậy, khẳng định rằng Công ty sẽ khắc phục được khoản lỗ lũy kế hiện tại, lãnh đạo Agifish nhấn mạnh BCTC được lập trên cơ sở hoạt động liên tục.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video