Thu 2.000 tỷ đồng, bút bi Thiên Long chi thưởng lớn

Năm 2016, công ty chi tiền lương tháng 13 và lương hiệu quả cho nhân viên tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước; riêng ban lãnh đạo nhận thù lao và tiền thưởng bình quân mỗi người trên nửa tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV của Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) cho thấy, cả năm 2016 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.180 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 239,7 tỷ, lần lượt tăng 13,9% và 27,6% so với cùng kỳ 2015.

Theo Thiên Long, sở dĩ lãi tăng cao là do lượng hàng bán ra tăng, trong khi chi phí bán hàng quý IV giảm so với cùng kỳ năm trước. Thêm vào đó lãi tiền gửi ngân hàng tăng, chi phí cho quảng cáo cũng giảm 68,3% chỉ còn gần nửa tỷ đồng cho cả năm 2016.

Với lợi nhuận cao, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của công ty này tăng mạnh lên 5.506 đồng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 26%. Nhờ rủng rỉnh tiền nên năm 2016 tiền lương tháng 13 và lương hiệu quả cho nhân viên công ty cũng tăng hơn 2 lần từ 21,6 tỷ đồng lên 49 tỷ. Thù lao và tiền thưởng cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát (12 người) là 6,28 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Như vậy, tính bình quân mỗi cá nhân trong ban lãnh đạo sẽ nhận được hơn nửa tỷ đồng một năm.

Tính đến ngày 31/12, lượng tiền và tương đương tiền của công ty này là 424 tỷ đồng, hàng tồn kho 461 tỷ, vốn chủ sở hữu 923,8 tỷ đồng. Công ty đang vay vốn ngắn hạn tại 5 ngân hàng với số tiền 166 tỷ đồng với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.

Được thành lập năm 1981, trải qua nhiều thăng trầm, Công ty CP Tập đoàn Thiên Long đang là doanh nghiệp Việt dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất bút viết và các loại văn phòng phẩm khác.

Theo Hồng Châu - VNE

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video