Thép Việt Ý (VIS) "đổi chủ", Tổng giám đốc Thái Hưng tiếp quản ghế Chủ tịch HĐQT

Ông Trần Văn Thạnh thôi không giữ chức Chủ tịch HĐQT của Thép Việt Ý, và thay vào đó là bà Nguyễn Thị Vinh.

Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu

CTCP Thép Việt Ý vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc kiện toàn nhân sự nhiệm kỳ 2016-2020. Theo đó, đồng ý để ông Trần Văn Thạnh thôi tham gia và thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty, đồng thời, bầu bà Nguyễn Thị Vinh tham gia HĐQT và giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Việt Ý từ 18/8/2016.

Ông Trần Văn Thạnh, sinh năm 1966, được bầu làm Chủ tịch HĐQT của Thép Việt Ý từ tháng 3/2010. Ông Thạnh cũng giữ chức vụ Tổng giám đốc công ty từ tháng 8/2007 đến tháng 2/2014 và đã kinh qua nhiều vị trí khác trong công ty trước đó. Hiện tại, ông Thạnh đang sở hữu 121.372 cổ phiếu VIS.

Trước đó, ông Trần Văn Thạnh và một số lãnh đạo khác của công ty là đại diện cho phần vốn góp của Tổng công ty Sông Đà tại Việt Ý. Tuy nhiên, ngày 2/8 vừa qua, Tổng công ty Sông Đà đã bán ra 26,1 triệu cổ phiếu VISS và hoàn tất thoái vốn khỏi Thép Việt Ý sau nhiều lần đăng ký bán không thành công. Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng và 2 cá nhân là ông Nguyễn Ngọc Quyết và ông Lê Thành Thực được cho là đã ôm trọn số cổ phần mà Sông Đà thoái vốn.

Thái Hưng là một trong những công ty phân phối thép lớn nhất miền Bắc. Việc Thái Hưng mua cổ phần VIS từ Tổng công ty Sông Đà đã tạo nên một câu chuyện mới cho Thép Việt Ý. Hiện tại, công ty Thái Hưng do 2 người con của ông Thái - bà Cải (2 người sáng lập ra Thái Hưng) lãnh đạo. Giữ chức Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Văn Tuấn – người con trai, còn Tổng giám đốc là bà Nguyễn Thị Vinh – con gái.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video