Thế “chân vạc” NTP - BMP - HSG sắp hình thành trên thị trường Ống Nhựa?

Theo số liệu của Chứng Khoán Rồng Việt (VDS), niên độ tài chính 2014-2015, mảng ống nhựa đóng góp 3,2% tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ của HSG và dự kiến con số có thể tăng lên 4,7% trong niên độ tài chính 2015-2016.

Sản phẩm ống nhựa được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, bưu chính, viễn thông,… Do đó, tiềm năng phát triển của ngành ống nhựa ở Việt Nam vẫn được đánh giá là rất lớn.

Một đặc điểm của ngành này theo các chuyên gia là khó bị cạnh tranh bởi sản phẩm từ nhập khẩu do chi phí vận chuyển lớn. Đây là lý do mà các doanh doanh nghiệp trong nước vẫn đang thống trị thị phần này với 95-98% thị trường.

Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán Công Thương (CTS), tốc độ tăng trưởng nhu cầu ống nhựa xây dựng ở mức rất cao khoảng 15%/năm. Hiện tại, Nhựa Tiền Phong (HNX: NTP) đang dẫn đầu thị phần miền Bắc với 65% thị phần, sản lượng tiêu thụ lên đến 70.904 tấn/năm với sản phẩm chủ lực là ống nhựa, HDPE và các phụ kiện khác. Trong khi đó, Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) đang nắm 50% thị phần tại Miền Nam với sản lượng tiêu thụ 67.867 tấn/năm.

Thông tin mới đây, Tập đoàn Hoa Sen cho biết họ đã bắt đầu đưa dòng sản phẩm ống nhựa Hoa Sen tiến vào các hệ thống phân phối, bán lẻ tại thị trường Hà Nội và thị trường phía Bắc kể từ tháng 09/2016.

Thông qua 3 nhà máy: Nhà máy Vật liệu xây dựng Hoa Sen tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Nhà máy Ống nhựa Hoa Sen Bình Định, Nhà máy Ống nhựa Hoa Sen Hà Nam, Tập đoàn này đã đầu tư dây chuyền sản xuất ống nhựa với tổng công suất 8.200 tấn ống tháng (98.400 tấn/năm) và 5.500 tấn phụ kiện với hơn 500 quy cách, bao gồm các dòng sản phẩm uPVC, HDPE, PPR.

Với sự xâm nhập ngày càng sâu của Hoa Sen thời gian gần đây, thị trường ống nhựa Việt Nam có thể sẽ diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ những nhà sản xuất nội địa, nơi trước đây vốn là “sân chơi” của riêng 2 ông lớn đầu ngành là NTP và BMP.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video