Sếp ngân hàng “big4” được trả thù lao ra sao?

Trong nhóm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, hay còn gọi là nhóm big4, BIDV đang là nhà băng trả thù lao cao nhất cho các lãnh đạo, Agribank có mức chi thù lao lãnh đạo thấp nhất.

Trong số 4 ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV, chỉ Agribank chưa công bố báo cáo tài chính quý 4/2021. Nhưng theo báo cáo tài chính quý 2, trong 6 tháng đầu năm 2021 ngân hàng này đã chi 5,735 tỷ đồng cho việc trả lương và thù lao cho hội đồng thành viên (HĐTV), ban tổng giám đốc (TGĐ) và ban kiểm soát (BKS). Mức chi này tăng 5% so với 6 tháng đầu năm 2020.

Theo đó, HĐTV, ban TGĐ và BKS của Agribank gồm có 23 người, trong đó có 9 thành viên HĐTV, 10 thành viên Ban TGĐ và 4 thành viên BKS. Như vậy, mức thu nhập bình quân của mỗi thành viên trong 6 tháng đầu năm 2021 là 250 triệu đồng.

Chi tiết hơn, báo cáo tài chính của Vietcombank công bố thù lao, tiền lương năm 2021 của HĐQT, BKS và Ban TGĐ lên đến 34,887 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ trong bối cảnh lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng 17% (đạt 12,192 nghìn tỷ đồng).

Trong đó, thù lao, tiền lương cho các thành viên HĐQT năm 2021 là 13,679 tỷ đồng, tức bình quân mỗi thành viên 1,709 tỷ đồng; cho các thành viên ban TGĐ là 17,348 tỷ đồng (tăng 18%), bình quân mỗi thành viên nhận 1,927 tỷ đồng trong năm 2021; cho các thành viên BKS là 3,860 tỷ đồng, bình quân mỗi người nhận 1,28 tỷ đồng. 

Sếp ngân hàng “big4” được trả thù lao ra sao? - Ảnh 1.

VietinBank không công bố chi tiết mức chi cho các lãnh đạo trong báo cáo tài chính, nhưng theo nội dung tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra hồi tháng 4/2021, mức chi thù lao năm 2021 đối với HĐQT và BKS được phê duyệt bằng 0,28% lợi nhuận sau thuế. Trường hợp bổ sung thêm thành viên, HĐQT được ủy quyền quyết định mức thù lao phát sinh trên cơ sở phù hợp với quy định chi trả của VietinBank.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2021 của VietinBank đạt 14.129 tỷ đồng. Do đó, mức chi thù lao cho HĐQT và BKS của ngân hàng này trong cả năm 2021 là 39,561 tỷ đồng. Tính trung bình, mỗi thành viên thù lao 2,637 tỷ đồng trong năm qua, cao hơn khoảng 700 triệu đồng/người so với các lãnh đạo Vietcombank.

Tương tự, Đại hội đồng cổ đông 2021 của BIDV phê duyệt mức thù lao cho HĐQT và BKS là 0,41% lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2021. 

Với hơn 10.878 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, mức chi thù lao cho 13 thành viên HĐQT và BKS của BIDV trong năm 2021 là 44,602 tỷ đồng. Mức thù lao bình quân mỗi người nhận được là 3,430 tỷ đồng cho cả năm.

Như vậy, trong nhóm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, hay còn gọi là nhóm big4, BIDV đang là nhà băng trả thù lao cao nhất cho các lãnh đạo. Trong khi đó Agribank đang là ngân hàng có mức chi thù lao thấp nhất.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ đóng góp thực tế, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý, quỹ thưởng người quản lý BIDV năm 2021 bằng 1,5 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người quản lý.

Xét về thu nhập chung của CBNV, Vietcombank đang dẫn đầu trong số 4 “ông lớn” này với mức thu nhập bình quân năm 2021 là 392 triệu đồng (khoảng 32,68 triệu đồng/tháng). BIDV đứng thứ hai với thu nhập bình quân 311 triệu đồng/năm (khoảng 28,39 triệu đồng/tháng). Thu nhập bình quân CBNV VietinBank thấp hơn một chút với 332 triệu đồng/năm (khoảng 27,740 triệu đồng/tháng).

Với Agribank, mức chi lương và phụ cấp bình quân cho mỗi CBNV trong 6 tháng đầu năm 2021 là hơn 161 triệu đồng, bình quân mỗi CBNV khoảng 26,87 triệu đồng/tháng.

Theo Ngân Giang (Infonet)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video