Sacombank muốn thu về tối thiểu 14.577 tỷ đồng từ 18 khoản nợ liên quan KCN Phong Phú

Đây là các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản tại dự án Khu công nghiệp Phong Phú. Tổng dư nợ của các khoản nợ này tính đến cuối năm 2021 là 16.196 tỷ đồng, riêng lãi tồn đọng hơn 11.061 tỷ đồng.

Sacombank muốn thu về tối thiểu 14.577 tỷ đồng từ 18 khoản nợ liên quan KCN Phong Phú

Công ty Đấu giá Hợp danh Toàn Cầu Group vừa thông báo tổ chức bán đấu giá không tách rời toàn bộ 18 khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản tại dự án Khu công nghiệp Phong Phú (toạ lạc tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Tp. HCM) vào ngày 8/4 tới đây.

Theo thông báo, đây là khoản nợ phát sinh tại Sacombank và được bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Sau đó, VAMC đã uỷ quyền cho Sacombank bán các khoản nợ này theo quy định.

Tổng dư nợ của các khoản nợ này tính đến ngày 31/12/2021 là 16.196 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là hơn 5.134 tỷ đồng, lãi tồn đọng hơn 11.061 tỷ đồng.

Giá khởi điểm được ngân hàng công bố là 14.577 tỷ đồng, thấp hơn gần 10% so với giá trị của khoản nợ.

Theo giới thiệu của Sacombank, dự án KCN Phong Phú nằm mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh, liền kề với khu đô thị Phú Mỹ Hưng, nằm ngay góc đường Trịnh Quang Nghị và Nguyễn Văn Linh, quận Bình Chánh, TP HCM. 

KCN Phong Phú có quy mô 134ha, bao gồm 67ha đất khu công nghiệp và 67ha đất dành cho dịch vụ công nghiệp (nhà ở chuyên gia, siêu thị, bệnh viện). Phần diện tích 120,2ha của dự án đã được đền bù, phần còn lại chưa hoàn thành thanh toán đền bù và chưa hoàn thành tái định cư cho 201 hộ dân. 

Dưới thời Chủ tịch  Dương Công Minh, Sacombank đã đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu theo Đề án tái cơ cấu. Luỹ kế từ năm 2017 đến nay, Sacombank đã xử lý/thu hồi gần 71.500 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng; trong đó có 58.171 tỷ đồng thuộc Đề án. Tỷ lệ tài sản tồn đọng giảm xuống dưới mức 10,5% trên tổng dư nợ cho vay. Sacombank kéo giảm tỷ lệ nợ xấu đầu năm 2017 từ 6,68% tổng nợ theo Thông tư 02/2012/TT-NHNN xuống còn 1,35%.

Nợ xấu nội bảng năm 2017 hơn 9.400 tỷ thì đến năm 2021 đã giảm gần một nửa xuống còn hơn 5.000 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video