Phê duyệt tuyến đường hơn 1.200 tỷ nối Vĩnh Phúc với Hà Nội qua đê sông Hồng

Tuyến giao thông kết nối từ đê tả sông Hồng đến cầu Vân Phúc với tổng mức đầu tư 1.213 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, công trình tạo thêm tuyến giao thông kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội qua sông Hồng.

HĐND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án tuyến giao thông kết nối từ đê tả sông Hồng đến cầu Vân Phúc với tổng mức đầu tư 1.213 tỷ đồng.

Dự án có điểm đầu tại Km7+760 thuộc xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, điểm cuối tuyến tại Km9+880 thuộc đê tả sông Hồng tại địa phận huyện Yên Lạc (riêng điểm kết thúc dự án cầu Vân Phúc do Thành phố Hà Nội đầu tư).

Quy mô mặt cắt ngang đoạn dẫn chính từ đê tả sông Hồng lên cầu Vân Phúc dự kiến khoảng 20,5m (theo kết quả thỏa thuận giữa tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội).

Các hạng mục điện chiếu sáng, hệ thống an toàn giao thông… được đầu tư đồng bộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Tổng mức đầu tư dự án là 1.213 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư ngân sách cấp tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023- 2026, do Sở Giao thông Vận tải quản lý.

Sau khi hoàn thành, công trình từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch được duyệt; tạo thêm tuyến giao thông kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội qua sông Hồng, thúc đẩy kết nối phát triển kinh tế- xã hội giữa Vĩnh Phúc với thành phố Hà Nội và các tỉnh trong vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

HĐND tỉnh Vĩnh Phúc cũng quyết định chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh 307 đoạn từ Km26+400 đến Km31+200 thuộc địa phận huyện sông Lô, với tổng mức đầu tư dự án là 134,64 tỷ đồng; quyết định chủ trương đầu tư dự án trường Trung học phổ thông Trần Phú, thành phố Vĩnh Yên với tổng mức đầu tư 323,4 tỷ đồng…

Đồng thời, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc cũng chấp thuận, thông qua danh mục 139 dự án công trình cần thu hồi đất trong năm 2022, tổng diện tích cần thu hồi là 375,37ha.

Theo Trần Hoàng (Tiền phong)

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video