Nghiên cứu mở rộng đối tượng giảm thuế VAT

Thủ tướng yêu cầu mở rộng đối tượng giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026, giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, 30% chi phí kinh doanh...

Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 9/3 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất mở rộng đối tượng giảm thuế VAT áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026, báo cáo Chính phủ trước ngày 15/3/2025.

Thủ tướng yêu cầu xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025 và nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Kết quả nghiên cứu phải được báo cáo lên Chính phủ trước ngày 15/3/2025.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất về việc mở rộng đối tượng giảm thuế, giảm thuế VAT áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026, báo cáo Chính phủ trước ngày 15/3/2025.

Công điện cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung rà soát kỹ lưỡng, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí kinh doanh (chi phí tuân thủ).

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và ít nhất 30% chi phí kinh doanh.

Bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp trên môi trường điện tử, bảo đảm thông suốt, liền mạch, hiệu quả.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định 180/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1-30/6/2025.

Theo đó, tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế VAT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong thời gian từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025; ngoại trừ một số lĩnh vực như viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, kim loại, khai khoáng (trừ than), dầu mỏ tinh chế, hóa chất và các sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...

Năm 2024, Chính phủ đã tiến hành giảm thuế VAT 2 đợt (từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024 và từ 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024).

Chính sách giảm thuế VAT 2% đã giúp giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần mở rộng đối tượng áp dụng và kéo dài thời gian giảm thuế để hỗ trợ nền kinh tế hiệu quả hơn.

 

Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Ai đang chịu thiệt giữa ‘làn sóng’ bán hàng online?

Những người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử sẽ ngày càng chật vật khi phí nền tảng tăng, chính sách nghiêm ngặt hơn và cạnh tranh gay gắt. Điều này là khó tránh khỏi giữa “làn sóng” bán hàng online trong khi các khúc mắc vẫn chờ được hóa giải nhằm duy trì một thị trường công bằng hơn cho người mua lẫn người bán.

Nâng cao vai trò doanh nghiệp tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã khẳng định tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân trong việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng đất nước.

Đầu tư công thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp nhiều nhóm ngành

Năm 2025, đầu tư công được dự báo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của các doanh nghiệp liên quan, đặc biệt là nhóm ngành xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng và bất động sản.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước hàng rào thương mại gia tăng?

Xu hướng bảo hộ thương mại đang quay trở lại thông qua những hàng rào về tiêu chuẩn, chất lượng. Trước tình hình này, doanh nghiệp Việt cần phải tăng cường cập nhật các thay đổi mới của thị trường xuất khẩu, giảm thiểu rủi ro bị trả hàng.

Video