Xử lý trách nhiệm nếu chậm tiếp nhận, bàn giao nhà đất doanh nghiệp nhà nước

Trước thực trạng nhiều cơ sở nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được phê duyệt phương án thu hồi, chuyển giao nhưng vẫn chưa được địa phương tiếp nhận, gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đùn đẩy, chậm thực hiện tiếp nhận nhà, đất của các DNNN có quyết định thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý.
 
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính vừa có công văn số 9508/BTC-QLCS gửi các Bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, xử lý nhà, đất của DNNN đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

Theo quy định tại Luật số 56/2024/QH15 và Nghị định số 03/2025/NĐ-CP của Chính phủ thì không thực hiện sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Việc quản lý, sử dụng, xử lý nhà, đất của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật khác có liên quan.

Trước đó để đảm bảo việc quản lý, sử dụng, xử lý nhà, đất tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đúng mục đích, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 24/12/2024 về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại DNNN, đồng thời Bộ Tài chính đã có các văn bản hướng dẫn cụ thể trách nhiệm các bên có liên quan.

Trong đó, UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo rà soát để hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai (ký hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) của các DNNN theo quy định của pháp luật về đất đai đảm bảo thời gian quy định, tránh gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp. 

UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo tiếp nhận nhà, đất của DNNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật; tránh đùn đẩy, kéo dài thời gian thực hiện, gây lãng phí.

Ngoài ra, UBND các cấp có trách nhiệm kiên quyết thu hồi đất đối với DNNN sử dụng đất không đúng mục đích Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; đất cho mượn, cho thuê không đúng quy định; đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất; không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về đất đai,....

Tuy nhiên, theo phản ánh của các đại biểu Quốc hội, một số Bộ, cơ quan trung ương, DNNN vẫn còn các cơ sở nhà, đất của DNNN đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp và quyết định xử lý theo hình thức thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý từ nhiều năm trước nhưng địa phương chưa tiếp nhận. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải nộp tiền thuê đất đối với các cơ sở nhà đất đó, gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực đất đai, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai chậm, các doanh nghiệp không hoàn thiện được hồ sơ pháp lý về đất đai, ký hợp đồng thuê đất chính thức dẫn tới không được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, không được ổn định tiền thuê đất...

Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cần nghiêm túc thực hiện trách nhiệm được giao tại Chỉ thị 47/CT-TTg; xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân đùn đẩy, chậm thực hiện tiếp nhận nhà, đất của các DNNN có quyết định thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; chậm giải quyết thủ tục hành chính để hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai của DNNN.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu của DNNN thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định Chỉ thị số 47/CT-TTg; chỉ đạo doanh nghiệp nhà nước rà soát các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật chủ động liên hệ, đôn đốc UBND cấp tỉnh, các cơ quan chức năng của địa phương để thực hiện bàn giao để đưa nhà, đất vào sử dụng có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo Pháp luật Việt Nam

Thị trường văn phòng chuyển mình theo hướng bền vững và trải nghiệm

Thị trường văn phòng đang chứng kiến cuộc "cách mạng xanh" và sự lên ngôi của thế hệ Gen Z, định hình lại không gian làm việc. Các doanh nghiệp giờ đây không chỉ tìm kiếm diện tích, địa điểm mà là một văn phòng bền vững, nơi sức khỏe, sự linh hoạt và gắn kết cộng đồng được đặt lên hàng đầu.

Người mua bất động sản Hà Nội có tâm lý thận trọng hơn

87% hộ gia đình Hà Nội có thu nhập từ 25 triệu đồng/tháng trở lên đang có nhu cầu rõ ràng về bất động sản. Tuy nhiên, thay vì vội vàng "xuống tiền", người mua giờ đây thận trọng, dành thời gian quan sát và chuẩn bị tài chính dài hạn.

Bất động sản bán lẻ chuyển mình ngoạn mục

Thị trường bất động sản bán lẻ toàn cầu đang chứng kiến sự trở lại ngoạn mục, đặc biệt rõ nét tại Việt Nam với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai đầu tàu. Thay vì chỉ là nơi mua sắm đơn thuần, các cửa hàng đang chuyển mình thành không gian đa trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu tương tác và khám phá của người tiêu dùng hiện đại.

Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Nhiều người nghĩ rằng nếu họ có nhà, họ có thể sống bằng tiền cho thuê nhà khi về già và như vậy sẽ không phải lo lắng về tuổi già. Nhưng thực tế là có rất nhiều cạm bẫy trong vấn đề nghỉ hưu bất động sản như vậy, đặc biệt là cái gọi là "tỷ lệ vàng". Nếu không đạt được, tiền thuê nhà thậm chí có thể không đủ để mua thuốc. aa Zalo

Video