Bất động sản bán lẻ chuyển mình ngoạn mục

Thị trường bất động sản bán lẻ toàn cầu đang chứng kiến sự trở lại ngoạn mục, đặc biệt rõ nét tại Việt Nam với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai đầu tàu. Thay vì chỉ là nơi mua sắm đơn thuần, các cửa hàng đang chuyển mình thành không gian đa trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu tương tác và khám phá của người tiêu dùng hiện đại.
 
Việt Nam đang chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của các cửa hàng truyền thống
Việt Nam đang chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của các cửa hàng truyền thống

Bất động sản bán lẻ phục hồi mạnh mẽ

Trái ngược với những dự đoán về sự thống trị tuyệt đối của thương mại điện tử, thực tế cho thấy thị trường bán lẻ vật lý toàn cầu đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ. Các cửa hàng không chỉ đơn thuần là nơi mua sắm mà đã trở thành điểm đến đa trải nghiệm, nơi người tiêu dùng tìm kiếm sự tương tác và khám phá. Xu hướng này đặc biệt rõ nét tại Việt Nam, với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đang dẫn dắt thị trường.

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong quý I/2025, tổng nguồn cung bán lẻ của thành phố đạt 1,6 triệu m2, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia nhập của các dự án mới như Centre Mall Võ Văn Kiệt (Quận 6) đã góp phần đáng kể vào sự mở rộng này.

Đặc biệt, công suất thuê đạt mức 94%, một con số ấn tượng cho thấy nhu cầu thực chất và bền vững từ cả phía khách thuê lẫn người tiêu dùng. Mặc dù có sự điều chỉnh giá thuê nhẹ do nguồn cung mới với mức giá cạnh tranh hơn, giá thuê trung bình tầng trệt vẫn giữ ở mức 1,4 triệu đồng/m²/tháng, tăng 9% theo năm. Điều này phản ánh sức khỏe của thị trường và khả năng hấp thụ nguồn cung mới hiệu quả.

Bà Trần Phạm Phương Quyên - Quản lý cấp cao, Bộ phận Cho thuê bán lẻ Savills chia sẻ, mô hình bán lẻ hiện đại tiếp tục thể hiện ưu thế vượt trội. Minh chứng là các trung tâm thương mại lớn như Thiso Mall Sala và Parc Mall đã ghi nhận tỷ lệ lấp đầy vượt 70% ngay sau khi khai trương. Ngược lại, bán lẻ đường phố ngày càng tỏ ra yếu thế do thiếu đầu tư vào trải nghiệm, tiện ích và vận hành chuyên nghiệp - những yếu tố cốt lõi mà người tiêu dùng hiện đại ưu tiên.

Thị trường bán lẻ Hà Nội cũng không kém phần sôi động. Trong cùng kỳ, giá thuê tầng trệt tại đây tăng mạnh 6% theo năm, đặc biệt khu vực trung tâm ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng lên đến 37%. Công suất thuê đạt 86%, cho thấy sức hút của các mặt bằng bán lẻ tại thủ đô.

Một xu hướng đáng chú ý tại Hà Nội là sự chuyển dịch cơ cấu ngành hàng trong các hợp đồng thuê mới. Các lĩnh vực như thời trang, mỹ phẩm và cửa hàng tiện lợi đang dần thay thế F&B - vốn từng thống trị thị trường bán lẻ - để trở thành những ngành hàng chủ đạo, phản ánh sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng và định hướng phát triển của thị trường.

Bà Trần Phạm Phương Quyên nhận định Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng cho các thương hiệu quốc tế đang tìm kiếm cơ hội ở Đông Nam Á. Quốc gia này sở hữu nhiều lợi thế nổi bật, bao gồm dân số trẻ và năng động, chi phí cạnh tranh.

Bất động sản bán lẻ không còn là không gian cho thuê

Theo bà Trần Phạm Phương Quyên, tư duy đầu tư trong ngành bán lẻ đang trải qua một sự chuyển đổi lớn, bất động sản bán lẻ không còn đơn thuần là không gian cho thuê. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên trải nghiệm và giá trị thương hiệu, bất động sản bán lẻ hiện được xem là tài sản vận hành, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động vận hành, công nghệ, chiến lược thương hiệu thuê và sự am hiểu sâu sắc về hành vi khách hàng.

Các trung tâm thương mại hiện đại cần được quản lý như một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Từ việc lựa chọn ngành hàng, quản lý dòng khách, xây dựng chiến lược tiếp thị cho đến thiết kế không gian và các tiện ích đi kèm - mọi yếu tố đều tác động trực tiếp đến hiệu suất vận hành và giá trị tài sản.

Theo bà Quyên, thị trường cho thuê bán lẻ trong vài năm tới sẽ chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ về chiều sâu tư vấn. Thay vì chỉ đơn thuần kết nối nhu cầu thuê với mặt bằng có sẵn, cả bên thuê và bên cho thuê đang dần chuyển sang sử dụng các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Những đơn vị này sử dụng công cụ dữ liệu, phân tích và công nghệ để xác định mặt bằng phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển. Dịch vụ đại diện bên thuê và bên cho thuê sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình lại vị thế đàm phán và nâng cao hiệu quả vận hành.

Để phát triển trung tâm thương mại hiệu quả, không chỉ dừng lại ở việc vận hành mặt bằng, mà cần một chiến lược đồng bộ và dài hơi. Bà Quyên nhấn mạnh, các chủ đầu tư cần đảm bảo thiết kế mặt bằng thuê đạt chuẩn, xây dựng đội ngũ cho thuê và vận hành chuyên nghiệp, đồng thời triển khai kế hoạch truyền thông bài bản để biến dự án thành điểm đến thực thụ trong khu vực. Theo đuổi bất động sản bán lẻ là một hành trình dài hạn đòi hỏi sự kiên trì và đầu tư.

Năm 2025, ngành bán lẻ đã chính thức trở lại đà tăng trưởng, nhưng với một cách tiếp cận hoàn toàn mới. Trong một thị trường cạnh tranh gay gắt về trải nghiệm và vận hành, Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, đang nắm giữ lợi thế lớn nhờ dân số trẻ, hành vi tiêu dùng năng động và chi phí vận hành hợp lý. Đây là những yếu tố đủ sức đưa Việt Nam trở thành điểm đến chiến lược cho các thương hiệu quốc tế trong giai đoạn sắp tới.

Theo Thời báo Ngân Hàng

Thị trường văn phòng chuyển mình theo hướng bền vững và trải nghiệm

Thị trường văn phòng đang chứng kiến cuộc "cách mạng xanh" và sự lên ngôi của thế hệ Gen Z, định hình lại không gian làm việc. Các doanh nghiệp giờ đây không chỉ tìm kiếm diện tích, địa điểm mà là một văn phòng bền vững, nơi sức khỏe, sự linh hoạt và gắn kết cộng đồng được đặt lên hàng đầu.

Người mua bất động sản Hà Nội có tâm lý thận trọng hơn

87% hộ gia đình Hà Nội có thu nhập từ 25 triệu đồng/tháng trở lên đang có nhu cầu rõ ràng về bất động sản. Tuy nhiên, thay vì vội vàng "xuống tiền", người mua giờ đây thận trọng, dành thời gian quan sát và chuẩn bị tài chính dài hạn.

Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Nhiều người nghĩ rằng nếu họ có nhà, họ có thể sống bằng tiền cho thuê nhà khi về già và như vậy sẽ không phải lo lắng về tuổi già. Nhưng thực tế là có rất nhiều cạm bẫy trong vấn đề nghỉ hưu bất động sản như vậy, đặc biệt là cái gọi là "tỷ lệ vàng". Nếu không đạt được, tiền thuê nhà thậm chí có thể không đủ để mua thuốc. aa Zalo

Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt khoảng trên 44,3%

6 tháng đầu năm 2025 đánh dấu những bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc đô thị hóa và phát triển hạ tầng giao thông, với tỷ lệ đô thị hóa ổn định trên 44,3% và mạng lưới giao thông ngày càng được mở rộng, đặc biệt là 2268 km đường cao tốc hiện có.

Hải Phòng rộng cửa đón nhà đầu tư lớn

Trong năm 2025, bất động sản Hải Phòng dự kiến sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các đại dự án tỷ đô, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Video