Nâng cao vai trò doanh nghiệp tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã khẳng định tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân trong việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng đất nước.
THACO sẽ tập trung tham gia làm đường sắt đô thị, đặc biệt là các toa tàu, các cấu kiện thép.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực tư nhân hiện đóng góp 45% GDP, 85% việc làm, và 98% kim ngạch xuất khẩu. Với hơn 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đây là lực lượng không thể thiếu để hiện thực hóa các dự án hạ tầng tỷ đô, từ đường sắt cao tốc Bắc Nam đến điện hạt nhân.

Các tập đoàn lớn như Trường Hải (THACO), Hòa Phát, FPT và Vingroup đã được đề nghị nghiên cứu và tham gia triển khai các dự án trọng điểm. THACO cam kết sản xuất toa tàu và đầu máy đường sắt cao tốc, đầu tư 700 ha khu công nghiệp tại Bình Dương, đồng thời phát triển nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn. Hòa Phát đầu tư 10.000 tỷ đồng vào nhà máy sản xuất ray đường sắt, đáp ứng 10 triệu tấn thép cho các dự án quốc gia. FPT tập trung đào tạo nhân lực AI, thiết kế chip bán dẫn, hợp tác với các tập đoàn quốc tế để số hóa SME, và Vingroup tiên phong trong sản xuất xe điện, đầu tư vào năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu “Make in Vietnam”.

Việc các tập đoàn này định vị vai trò của mình không chỉ nhằm chuyển giao công nghệ, tăng cường liên doanh mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng phát triển theo chuỗi giá trị. Sự kiện này cũng cho thấy chính sách kinh tế của Chính phủ đang tiến xa hơn trong việc xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh toàn diện, gắn kết giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, từ vướng mắc thể chế và thủ tục hành chính phức tạp. Thủ tướng đã thẳng thắn nhận định “thể chế đang là 'điểm nghẽn của điểm nghẽn' nhưng cũng là “đột phá của đột phá'”. Quan điểm này cho thấy rằng, trong khi các rào cản hiện hữu đang cản trở tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, thì việc cải cách và đổi mới thể chế cũng chính là cơ hội để khẳng định vai trò tiên phong của doanh nghiệp tư nhân trong những việc lớn, việc khó và việc mới.

Trên bình diện quốc tế, các quốc gia như Singapore, Đức hay Hàn Quốc đã cho thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng nền kinh tế hiện đại. Singapore với môi trường kinh doanh thuận lợi, thủ tục hành chính đơn giản đã trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đức với mô hình “Mittelstand” - những doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên nghiệp - đã tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ trên trường quốc tế.

Tương tự, Hàn Quốc với các tập đoàn tư nhân mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển công nghệ và công nghiệp chế tạo hiện đại. Việt Nam cần học hỏi mô hình này để biến các “doanh nghiệp đầu tàu” thành hạt nhân thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nhìn chung, việc nâng cao vai trò doanh nghiệp tư nhân không chỉ là câu chuyện kinh tế, mà còn là bài toán về niềm tin và sự đồng hành.

Như Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chúng ta cần doanh nghiệp mạnh dạn đề xuất cơ chế, miễn là không tư lợi, vì lợi ích quốc gia”.

Với sự kết hợp giữa chính sách thông minh, nỗ lực doanh nghiệp và bài học quốc tế, Việt Nam hoàn toàn có thể biến kỷ nguyên 2025-2030 thành thập kỷ của những “kỳ tích” kinh tế.

Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Ai đang chịu thiệt giữa ‘làn sóng’ bán hàng online?

Những người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử sẽ ngày càng chật vật khi phí nền tảng tăng, chính sách nghiêm ngặt hơn và cạnh tranh gay gắt. Điều này là khó tránh khỏi giữa “làn sóng” bán hàng online trong khi các khúc mắc vẫn chờ được hóa giải nhằm duy trì một thị trường công bằng hơn cho người mua lẫn người bán.

Nghiên cứu mở rộng đối tượng giảm thuế VAT

Thủ tướng yêu cầu mở rộng đối tượng giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026, giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, 30% chi phí kinh doanh...

Đầu tư công thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp nhiều nhóm ngành

Năm 2025, đầu tư công được dự báo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của các doanh nghiệp liên quan, đặc biệt là nhóm ngành xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng và bất động sản.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước hàng rào thương mại gia tăng?

Xu hướng bảo hộ thương mại đang quay trở lại thông qua những hàng rào về tiêu chuẩn, chất lượng. Trước tình hình này, doanh nghiệp Việt cần phải tăng cường cập nhật các thay đổi mới của thị trường xuất khẩu, giảm thiểu rủi ro bị trả hàng.

Video