Ông nội sang tay cho cháu gái số cổ phiếu một ngân hàng trị giá 80 tỷ đồng?

Phiên giao dịch 2/11 vừa chứng kiến đúng 4 triệu cổ phiếu của nhà băng này được sang tay theo phương thức thỏa thuận, giá trị 80 tỷ đồng

Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Đỗ Xuân Thụ - bố đẻ của ông Đỗ Xuân Hoàng, Thành viên HĐQT VIB - đã bán ra 4 triệu cổ phiếu VIB, giảm tỷ lệ sở hữu từ 2,771% xuống 2,581%, tương đương gần 54,4 triệu cổ phần.

Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận trong thời gian 4/10 - 2/11. Trước đó, ông Thụ đăng ký bán 5 triệu cổ phần nhưng không thực hiện hết do không đủ thời gian bán đúng số lượng cổ phiếu như kỳ vọng.

Cùng thời gian và phương thức giao dịch trên, bà Đỗ Thu Giang, con gái ông Đỗ Xuân Hoàng và là cháu nội ông Đỗ Xuân Thụ đã mua xong 4 triệu cổ phiếu VIB, nâng lượng sở hữu lên 5,89 triệu đơn vị, tương đương 0,279% vốn điều lệ ngân hàng. Trước đó, bà Giang đăng ký mua 5,5 triệu cổ phiếu VIB nhưng không thực hiện hết cũng do không đủ thời gian.

Trong thời gian người thân ông Hoàng mua bán cổ phiếu, thị giá VIB dao động ở vùng 18.000 – 22.000 đồng/cp. Ước tính theo giá trung bình 20.000 đồng/cp, giá trị giao dịch của mỗi người nhà 'sếp' VIB vào khoảng 80 tỷ đồng.

Trên thị trường, phiên giao dịch 2/11 cũng chứng kiến đúng 4 triệu cổ phiếu VIB được sang tay theo phương thức thỏa thuận, giá trị 80 tỷ đồng. 

Trước đó, ông Đỗ Xuân Thụ cũng đã bán 17,9 triệu cổ phiếu VIB theo phương thức thỏa thuận trong thời gian 27/12/2021 – 28/12/2021. Cùng thời gian và phương thức giao dịch trên, ông Đỗ Xuân Sơn, con trai ông Đỗ Xuân Hoàng và là cháu nội ông Đỗ Xuân Thụ mua vào 17,9 triệu cổ phiếu VIB.

Về phía ông Đỗ Xuân Hoàng, thành viên HĐQT VIB hiện nắm giữ hơn 104,6 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 4,964% vốn điều lệ của ngân hàng.

Về kết quả kinh doanh của VIB, lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30%.

Tính đến 30/09/2022, tổng tài sản của VIB đạt 341.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2021. Dư nợ tín dụng đạt 228.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2021.

Theo Quang Hưng (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video