Nợ xấu hơn 7.000 tỷ, Sài Gòn One Tower bị VAMC thu giữ tài sản

Đây là động thái đầu tiên của việc thu giữ tài sản đảm bảo kể từ khi Nghị quyết về xử lý nợ xấu được Quốc hội chính thức thông qua.

Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã triển khai thu giữ tài sản bảo đảm là Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C (TP.Hồ Chí Minh) do Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower làm chủ đầu tư nhằm mục đích xử lý, thu hồi nợ.

Dự án nằm tại địa chỉ 34 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. HCM. Đây là tại sản đảm bảo của Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower (Sài Gòn One Tower).

Theo VAMC, thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng; Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện Nghị quyết số 42, ngày 21/8/2017, VAMC đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm của Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower nhằm mục đích xử lý, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

Trước đó, VAMC đã ký Hợp đồng mua nợ với một số tổ chức tín dụng đối với khoản nợ của nhóm khách hàng bao gồm: Công ty CP Sài Gòn One Tower (trước đây là Công ty CP Địa Ốc Sài Gòn M&C); Công ty CP Đầu tư Liên Phát; Công ty CP TVĐT và XD Minh Quân; Công ty CP Tân Superdeck M&C với tổng dư nợ (gốc và lãi) đến thời điểm hiện nay đã lên trên 7.000 tỷ đồng.

Mặc dù VAMC đã nhiều lần có văn bản đôn đốc, làm việc và yêu cầu nhóm khách hàng nêu trên thực hiện nghĩa vụ trả nợ tuy nhiên khách hàng không thực hiện và cũng không có phương án trả nợ khả thi.

VAMC đã yêu cầu Công ty CP Sài Gòn One Tower bàn giao tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm đối với toàn bộ nghĩa vụ của các khách hàng gồm Công ty Cổ phần Sài gòn One Tower, Công ty CP Đầu tư Liên Phát, Công ty CP TV ĐT và XD Minh Quân, Công ty CP Tân Superdeck M&C. Đến nay, Công ty CP Sài Gòn One Tower vẫn không thực hiện bàn giao tài sản.

Vì vậy, VAMC đã triển khai thu giữ tài sản bảo đảm là Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C tại địa chỉ 34 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh để xử lý nhằm thu hồi nợ. Quá trình thu giữ đã tuân thủ theo đúng trình tự quy định tại Điều 7 Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

[caption id="attachment_66665" align="aligncenter" width="400"] Tòa nhà bị thu giữ (ảnh: SBV)[/caption]

VAMC cho biết thêm, xác định đây là khoản nợ lớn, việc VAMC thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm sẽ góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 42 để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 42, đồng thời mang tính cảnh báo đến các khách hàng có nợ xấu nhằm nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng cho VAMC cũng như TCTD.

Trước đó từ ngày 26/7, VAMC đã có thông báo liên quan đến việc thu giữ tài sản đảm bảo là Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C trên website của công ty này.

Được biết, Công ty CP Sài Gòn One Tower được thành lập năm 2004 với các cổ đông là Công ty Cổ phần M&C chiếm 49%, DongABank nắm 6%, Công ty TNHH Chứng khoán DongABank là10%, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung là 5% và 30% được huy động từ Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Nhưng sau một thời gian, các cổ đông sáng lập ban đầu là DongABank, Công ty TNHH Chứng khoán DongABank và PNJ lần lượt thoái vốn, Công ty Cổ phần M&C ngưng hoạt động vì nợ thuế và dự án bị UBND TP.HCM cho thanh tra toàn diện.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video