Ngân hàng Nhà nước sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn vì dịch cúm corona?

Hệ quả của việc hoạt động kinh tế suy yếu hơn trong nửa cuối quý 1 do dịch bệnh có thể là động lực cho chính sách tiền tệ nới lỏng hơn từ NHNN.

Ngân hàng Nhà nước sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn vì dịch cúm corona?

Dịch cúm Corona đang có những tác động đến hầu hết các mặt của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo triển vọng Việt Nam số cuối tháng 1/2020 mới đây của Công ty chứng khoán MBS cho rằng lạm phát sẽ suy giảm trong quý 2, một phần do dịch cúm. Theo đó, hệ quả của việc hoạt động kinh tế suy yếu hơn trong nửa cuối quý 1 do dịch bệnh có thể là động lực cho chính sách tiền tệ nới lỏng hơn từ NHNN. 

Cụ thể, trong tháng 1, lạm phát tiếp tục tăng mạnh do ảnh hưởng của giá thịt lợn và nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 6,4% so với cùng kỳ 2019, tăng từ mức 5,2% của tháng 12 theo số liệu công bố của Tổng Cục thống kê Việt Nam.

Lạm phát tháng 1 tiếp tục tăng mạnh do giá thịt lợn vẫn đang duy trì ở vùng đỉnh. Nguồn cung hạn chế do dịch tả lợn châu phi trong khi nhu cầu dịp tết tăng cao làm giá thịt lợn tăng 8,3% MoM khiến chỉ số nhóm thực phẩm tăng mạnh 2,6% so với tháng trước.

Tuy vậy, áp lực tăng của giá thịt lợn lên lạm phát sẽ suy giảm từ cuối quý 1 do: 1) Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn thường có xu hướng giảm mạnh tháng sau Têt, 2) Nguồn cung thịt lợn sẽ gia tăng khi chính phủ cho phép nhập khẩu 100,000 tấn thịt lợn trong Q1/2020, 3) Sản xuất thịt lợn trong nước sẽ gia tăng khi các doanh nghiệp lớn và các hộ gia đình tăng cường tái đàn trong thời gian tới. Giá heo hơi đầu tháng 2 hiện ở mức 80,000-82,000/kg, giảm 10,000 đồng so với tháng 12.

Giá dầu giảm mạnh do dịch cúm corona là nhân tố sẽ làm giảm áp lực lạm phát các tháng tới. Dịch cúm corona bùng phát làm bức tranh triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 1 và quý 2 trở nên ảm đảm hơn, dự báo sẽ làm giảm tăng trường kinh tế Trung Quốc từ 0,5-1,5%, gián đoạn nền công nghiệp sản xuất vốn đã suy yếu của nước này do chiến tranh thương mại. Giá dầu và giá hàng hoá cơ bản sụt giảm mạnh trước rủi ro nhu cầu đầu vào tại Trung Quốc tiếp tục suy yếu. Giá dầu Brent đã giảm 15% từ đầu năm đến nay từ mức 66 USD/thùng, hiện ở mức 56,3 USD/thùng (ngày 06/02).

"Chúng tôi cho rằng áp lực lạm phát sẽ suy giảm trong tháng 2 khi nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm sau Tết", nhóm phân tích nhận định. Đồng thời ảnh hưởng của dịch cún corona khiến nhu cầu tiêu dùng không thiết yếu hạn chế hơn, giá thịt lợn hạ nhiệt khi các bếp ăn học sinh, sinh viên nghỉ thêm 2 tuần và nhu cầu tại các chợ truyền thống suy yếu do dịch cúm, giá dầu và hàng hoá cơ bản giảm mạnh sẽ là các yếu tố làm giảm áp lực lạm phát trong tháng tới.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, dịch bệnh có thể khiến sản xuất nông nghiệp suy giảm sẽ hỗ trợ giá thực phẩm trước tác động của nhu cầu nội địa và quốc tế giảm sút. Gián đoạn thu hoạch và vận chuyển, cùng với việc đóng cửa biên giới và phong toả, cách ly các khu vực bị nhiễm dịch sẽ đẩy chi phí đưa thực phẩm đến tay người tiêu dùng lên cao (chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá). Tình trạng gia tăng tích trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu có thể khiến thực phẩm khan hiếm và làm gia tăng chỉ số giá thực phẩm. Thêm vào đó là sự tăng giá của các thiết bị y tế khi nhu cầu thuốc và các dụng cụ y tế nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan truyền cũng góp phần gia tăng áp lực lạm phát.

Trong khi dịch cúm corona có tác động giảm phát lên phần lớn giá hàng hoá và dịch vụ do nhu cầu tiêu dùng suy giảm, hệ quả của việc hoạt động kinh tế suy yếu hơn trong nửa cuối quý 1 do dịch bệnh có thể là động lực cho chính sách tiền tệ nới lỏng hơn từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), phần nào cân bằng tác động lên lạm phát của dịch cúm corona. 

Tuy nhiên, do lạm phát đang ở mức cao cuối năm 2019 và tháng 1/2020, NHNN sẽ bị hạn chế trong khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế, MBS cho rằng nhìn chung, áp lực lên lạm phát trong thời gian tới sẽ giảm đi do sự suy yếu của hoạt động kinh tế trong quý 1 và nửa đầu quý 2.

Bên cạnh lạm phát, tỷ giá cũng đã tăng hơn 100 đồng lên quanh mức 23.300 đồng/USD trong thời gian gần đây do dịch cúm corona khiến đồng USD mạnh lên tạm thời khi nhà đầu tư tìm đến các kênh trú ẩn an toàn. Chí số DXY đã tăng 1,5% từ đầu năm đến nay lên sát ngưỡng 98 điểm. Đồng thời, động thái hỗ trợ thị trường của NHTW Trung Quốc bằng việc bơm ròng 600 tỷ NDT (86 tỷ USD) trong hai ngày 3 và 4 tháng 2, hạ lãi suất repo và lãi suất cho vay 10 điểm cơ bản trước rủi ro dịch corona gây bất ổn cho hệ thống tài chính và nền kinh tế vốn đang đối diện nhiều khó khăn của nước này. Chính sách nới lỏng của PBOC, thâm hụt tài khoản vãng lai và triển vọng tăng trưởng suy giảm sẽ góp phần làm suy yếu đồng nhân dân tệ qua mốc 7 tệ đổi 1 USD.

Trước tác động lên tiền tệ của 2 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam cùng với áp lực lạm phát gia tăng từ cuối Quý 4/2019, áp lực trong ngắn hạn lên VND cao hơn. Tuy nhiên, theo MBS với sức khoẻ nền kinh tế ở trạng thái tốt, cán cân vãng lai thặng dư lớn và dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy vào Việt Nam, tỷ giá VND/USD trong năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì mức biến động thấp trong biên độ từ 1-2%.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video