Mua nhà ở xã hội năm 2017 được vay ngân hàng lãi suất 4,8%/năm

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 630/QĐ-TTg về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong năm 2017 là 4,8%/năm (0,4%/tháng).

Định kỳ hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện sơ kết, đánh giá; đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lãi suất cho phù hợp.

Trong một văn bản đề xuất cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ phù hợp với điều kiện thực tiễn của TP HCM hồi tháng 2/2017, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HOREA) cho rằng về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội hiện nay 5%/năm là hợp lý.

Nhưng về lâu dài, khi nền kinh tế phát triển mạnh hơn, Hiệp hội kiến nghị thực hiện mức lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội từ 3-3,5%/năm thì phù hợp hơn.

[caption id="attachment_56542" align="aligncenter" width="700"] Căn hộ trong một dự án nhà ở xã hội tại TP HCM[/caption]

Về thời hạn cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội và định kỳ hạn trả nợ, theo quy định tại khoản 6 điều 16 Nghị định 100 của Chính phủ và tại khoản 4 điều 7 Thông tư 25/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng vay tín dụng ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội thì đều đã quy định: "Thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên".

Ngày 27/07/2016, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành hướng dẫn số 2526/NHCS-TDSV, tại mục 6 đã quy định "Thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên"; và tại mục (11.b) đã quy định: "Người vay vốn chưa phải trả nợ gốc trong thời gian ân hạn 12 tháng kể từ ngày nhận khoản vay đầu tiên".

Theo HOREA, các quy định này rất tốt, rất có lợi cho đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội, nhưng có thể đã vượt quá thẩm quyền của Ngân hàng Chính sách xã hội và chưa được chặt chẽ.

Bởi lẽ thời hạn cho vay có liên quan đến cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước quy định cho Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng được chỉ định.

Đối tượng nào được vay 15 năm, đối tượng nào được vay 20 năm, đối tượng nào được vay 25 năm... có thể dẫn tới cơ chế "xin - cho", vận dụng tùy tiện.

Việc quy định ân hạn chưa phải trả nợ gốc thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quy định thời hạn cho vay mua nhà ở xã hội trong từng thời kỳ.

Quy định ân hạn chưa phải trả nợ gốc để thống nhất thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng.

Theo Duy Khánh - NDH

Tags:

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video