MIC triển khai dự án Tái cấu trúc quy trình trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Sáng nay (9/11), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) và Deloitte đã ký kết dự án “Tái cấu trúc quy trình trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm”, gọi tắt là E2E.

MIC-Deloitte

Theo đó, 2 quy trình lõi được MIC quyết định triển khai trong phạm vi dự án là Quy trình khai thác và Quy trình giám định bồi thường, áp dụng cho 2 nghiệp vụ Xe cơ giới và Tài sản, nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng hoạt động, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Lợi ích đem lại cho MIC cũng như đối tác, khách hàng khi triển khai dự án tái cấu trúc quy trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm (E2E):

- Tạo được hiệu suất công việc cao nhất khi cải tiến các quy trình cốt lõi theo chuẩn mực quốc tế để đáp ứng tham vọng tăng trưởng nhanh của MIC.

- Tạo ra sự phối hợp hiệu quả giữa các cá nhân, bộ phận, đơn vị trong chuỗi giá trị cung ứng đồng thời đem lại sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ bảo hiểm của MIC.

- Tạo ra lợi thế cạnh tranh và hiện thực hóa các giá trị cốt lõi mà MIC đang theo đuổi “Tin cậy – Hợp tác – Chia sẻ - Chăm sóc khách hàng – Sáng tạo”.

- Tạo đà tăng trưởng mạnh và bền vững khi kết hợp với các sáng kiến chiến lược về công nghệ thông tin, chiến lược kinh doanh sẽ bắt đầu triển khai thực hiện trong năm 2017.

Sau 9 năm thành lập và hoạt động, MIC đã vươn lên TOP 6 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 30%/năm, tổng tài sản hơn 2.200 tỷ đồng, thành lập được 55 Công ty bảo hiểm thành viên, hơn 400 phòng kinh doanh, 2.000 đại lý, tuyển dụng được hơn 1.400 CBNV trên toàn hệ thống. Năm 2016, MIC phấn đấu tổng doanh thu đạt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận 90 tỷ đồng, trả cổ tức từ 9-10%/năm.

MIC đã xây dựng thành công chiến lược, mô hình tổ chức & KPI, với mục tiêu đứng trong TOP 5 DNBH phi nhân thọ năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 là TOP 3, với 3 trụ cột, 4 nền tảng cùng nhiều giải pháp chiến lược và dịch vụ trải nghiệm đến khách hàng. Việc xây dựng thành công mô hình mới đã giúp MIC tối ưu hóa tổ chức, tối ưu hóa nguồn lực về tài chính, thời gian và con người trong chuỗi giá trị đạt tăng trưởng và tăng cường công tác quản trị rủi ro, kiểm soát tốt bồi thường đem lại hiệu quả kinh doanh.

Ngọc Lan

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video