MBS dự báo lợi nhuận của VPBank sẽ tăng hơn 40% trong năm 2022

MBS cho rằng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trên cơ sở nguồn vốn dồi dào sẽ là động lực để lợi nhuận VPBank bứt phá.

MBS dự báo lợi nhuận của VPBank sẽ tăng hơn 40% trong năm 2022

Trong báo cáo mới được công bố, Công ty chứng khoán MB (MBS) dự báo lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank năm 2022 có thể đạt 20.512 tỷ đồng, tăng trưởng 40,7%.

Theo MBS, khả năng sinh lợi của VPBank có thể đến từ 3 yếu tố: 1) tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ giúp gia tăng nhanh chóng lợi nhuận của ngân hàng; 2) chi phí thấp, minh chứng bởi tỷ lệ chi phí trên thu nhập thấp nhất ngành; 3) thu nhập ngoài lãi sẽ góp phần vào tăng trưởng nhờ các hợp đồng bancassurance được đàm phán lại và hệ sinh thái phong phú các công ty con.

Nhóm phân tích cho rằng, nguồn vốn gia tăng sẽ là động lực tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ cho ngân hàng này. Theo đó, 3 sự kiện giúp tăng vốn (gồm: thoái vốn FE Credit, chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:8 trong tháng 10/2021 và 15% cổ phiếu có thể sẽ được phát hành thêm trong 2022) sẽ là những nền tảng quan trọng củng cố tăng trưởng tín dụng cho VPBank.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số cùng việc phát triển tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ sẽ là những động lực quan trọng giúp VPBank có thể duy trì đà tăng trưởng.

MBS dự báo, FE Credit sẽ tiếp tục có được sự tăng trưởng cao nhằm duy trì vị thế của mình đồng thời gia tăng biên lợi nhuận và đóng góp vào kết quả chung cho VPBank. 

Đánh giá về chất lượng tài sản, nhóm nghiên cứu nhận định, trong năm vừa qua, chất lượng tài sản của VPBank bị ảnh hưởng chủ yếu bởi việc hợp nhất các khoản nợ của FE Credit. Cụ thể, tỷ lệ NPL hợp nhất là 3,58%, trong khi tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ lại giảm 0,47 điểm %. Do đó, ngân hàng đã và đang thận trọng trích lập dự phòng nhằm giảm áp lực cho những những năm sau.

Về tỷ lệ CASA, MBS cho biết, so với mặt bằng chung của ngành thì tỷ lệ CASA của VPBank chưa phải là một con số quá cao, tuy nhiên ngân hàng đã có những nỗ lực cải thiện nhờ chuyển đổi số. Ngoài ra, khoản vay dài hạn 300 triệu USD được huy động từ các tổ chức như JICA, SMBC,… cũng sẽ giúp cho VPBank có chi phí vốn thấp hơn, gia tăng lợi nhuận hoạt động.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video