Lợi nhuận năm 2019 của VietinBank đạt kỷ lục 11.500 tỷ đồng, vượt kế hoạch 26%

Lãnh đạo VietinBank cho biết, hoạt động kinh doanh năm 2019 của ngân hàng đạt được nhiều kết quả tích cực. Không chỉ con số lợi nhuận kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng được kiểm soát ở mức thấp.

Lợi nhuận năm 2019 của VietinBank đạt kỷ lục 11.500 tỷ đồng, vượt kế hoạch 26%

Tại hội nghị Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019, Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ cho biết, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 7,2% so với cuối năm 2018; các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đạt được ở mức cao. 

Trong đó, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 43% so với năm 2018; tỷ lệ thu ngoài lãi chiếm 22% tổng doanh thu hoạt động, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,2%, giảm đáng kể so với cuối năm 2018 (1,59%), tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 120%, tăng mạnh so với tỷ lệ 93% của năm 2018. 

Đáng chú ý, lợi nhuận riêng lẻ năm 2019 đạt gần 11,5 nghìn tỷ đồng, tăng trên 26% so với kế hoạch, tăng 83% so với năm 2018. 

Theo VietinBank, tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động (CIR) được kiểm soát ở mức 37%, thấp hơn nhiều năm 2018. Ngân hàng cũng cho biết đang đẩy mạnh trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu. Dự phòng rủi ro của ngân hàng năm 2019 tăng mạnh so với năm trước, VietinBank cũng đã trích dự phòng hơn 54% mệnh giá trái phiếu VAMC sau 1 năm bán nợ cho VAMC. 

Trước đó, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 khoảng 9.500 tỷ đồng, tăng 41% so với năm trước. Riêng ngân hàng mẹ đạt khoảng 9.000 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 2-5%; dư nợ tín dụng tăng 6-7%; nguồn vốn huy động tăng 10- 12%.

Như vậy, so với những mục tiêu được ĐHĐCĐ đề ra, VietinBank đã vượt kế hoạch ở nhiều chỉ tiêu quan trọng. 

VietinBank cũng cho biết, ngân hàng dự kiến lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2020 của ngân hàng sẽ tăng 10% trở lên so với năm 2019. Theo đó, lợi nhuận năm 2020 của ngân hàng ít nhất phải đạt 12.600 tỷ đồng. Tổng tài sản năn 2020 dự kiến tăng 6-8%, tín dụng tăng khoảng 8-10%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. 

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video