Lợi nhuận lao dốc kể từ khi đổi chủ ngoại, CGV liệu có thành "anh em" với Cocacola, Metro?

CGV là liên doanh giữa doanh nghiệp ngoại và doanh nghiệp nội, một mô hình tương tự như Cocacola trước kia và K+ hiện nay. Kịch bản chung cho các liên doanh này là liên tục mở rộng nhưng đồng thời cũng liên tục báo lỗ và hạn chế số thuế phải nộp.

CGV 1

Người yêu điện ảnh Việt có lẽ vẫn chưa quên cái tên Megastar (sau này đổi thànhCGV), cái tên đi đầu và tạo nên một cuộc cách mạng trên thị trường chiếu phim rạp Việt Nam.

Megastar từ khi ra đời đã nhanh chóng đứng đầu thị trường và sau khi được Tập đoàn CJ Hàn Quốc mua lại vẫn là thương hiệu chiếu phim lớn nhất, với số phòng chiếu chiếm 40% toàn thị trường.

Tuy vẫn phát triển tốt những năm vừa qua, nhưng điều đáng chú ý và khiến nhiều người băn khoăn, là kể từ sau khi về tay tập Đoàn CJ, lợi nhuận của hệ thống rạp phim này liên tục cắm đầu đi xuống.

Từ mức lãi 137 tỷ đồng năm 2012, CGV chỉ còn lãi 31,5 tỷ đồng năm 2015. Nguyên nhân lợi nhuận năm 2015 giảm được lý giải là do hệ thống mở rộng và một phần do biến động tỷ giá.

CGV 2

Tuy nhiên, những lý do đó có thuyết phục hay không? Nói về mở rộng, năm 2015 CGV mở thêm 10 rạp, nhưng 3 năm từ 2012 đến 2014, CGV chỉ mở với tốc độ bằng 1/3, nhưng lợi nhuận vẫn sụt giảm. Còn về tỷ giá, các năm 2014 trở về trước tỷ giá của Việt Nam tương đối ổn định, và chỉ có năm 2015 là biến động mạnh do tác động từ Trung Quốc.

Vì vậy, việc CGV dẫn đầu thị trường, doanh thu nghìn tỷ nhưng lợi nhuận lại liên tục sụt giảm khiến nhiều người thắc mắc. Mô hình liên doanh giữa một doanh nghiệp ngoại (CJ Hàn Quốc) và một doanh nghiệp nội (Công ty Phương Nam) còn rất giống với mô hình của Cocacola và K+ tại Việt Nam. những đối tượng có kết quả kinh doanh chẳng mấy tốt đẹp.

Cocacola từng bị nghi ngờ chuyển giá, khi liên tục thua lỗ và không phải đóng một đồng thuế nào. Các khoản lỗ triền miên khiến các đối tác nội địa không thể trụ vững và dần rút lui, biến Cocacola thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Tương tự, K+ cũng là đơn vị đang liên tục thua lỗ khổng lồ những năm gần đây, nhưng vẫn rất bạo chi trong các thương vụ bản quyền thể thao. Thời gian gần đây, lãnh đạo K+ còn tỏ ra rất hào hứng nếu đối tác nội địa là VTV thoái vốn.

Quay lại với CGV, dù lợi nhuận đang diễn biến rất tệ, tập đoàn này vẫn đang không ngừng mở rộng. Đầu tháng 7 tới, CGV sẽ khai trương rạp thứ 33 tại Việt Nam, nâng tổng số phòng chiếu lên 217.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video