Lao đao như doanh nghiệp ngoại đạo làm bất động sản
Từ đầu năm tới nay đã có rất nhiều doanh nghiệp ngoại đạo tuyên bố rót vốn khủng đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, bất động sản là "miếng mồi" ngon nhưng không hề dễ xơi.
[caption id="attachment_75756" align="aligncenter" width="640"]
Trong 7 tháng đầu năm 2017, đã có 2.706 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ra đời, tăng 68% so cùng kỳ. Trong số đó không chỉ là các doanh nghiệp mới thành lập mà còn chiếm phần đông các doanh nghiệp ngoại đạo chuyển hướng kinh doanh.
Doanh nghiệp xây dựng làm bất động sản
Tận dụng lợi thế liên quan chặt chẽ đến bất động sản, trong năm nay đã có rất nhiều công ty xây dựng công bố chính thức lấn sân, chuyển từ nhà thầu thành chủ đầu tư bất động sản.
Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), một doanh nghiệp xây dựng hạ tầng có uy tín ở TP.HCM đã “nổ phát súng” đầu tiên trong cuộc đua lấn sân này. Trong năm 2017, CII lên kế họach thành lập Công ty CP CII Land để đầu tư hai dự án cao cấp tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM. Đây thực chất là kế hoạch đã được manh nha từ năm 2016, dự kiến vốn điều lệ lên đến 1.000 tỷ đồng, nhưng CII đã gặp nhiều vấn đề trục trặc đến nay vẫn chưa hoàn thành được.
Hay kể đến như Công Cổ phần Xây dựng Coteccons cũng đã lập công ty con chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản có tên là Công ty TNHH Convestcons. Nhiệm vụ của Convestcons là môi giới và kinh doanh bất động sản, vốn điều lệ của công ty dự kiến khoảng 26 tỷ đồng.
Ông Vũ Duy Lam - Giám đốc Đầu tư Coteccons cho biết: “Chúng tôi nhìn nhận rằng không phải năm nào thị trường bất động sản cũng tăng trưởng tốt. Do đó, công ty đang muốn đi trước một bước, tranh thủ lúc thị trường đang còn tốt, dùng nguồn lực đầu tư để có được nguồn thu lâu dài, ổn định”.
Bên cạnh đó, các công ty xây dựng như Công ty CP Tasco, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) cũng thông báo sẽ chuyển hướng sang đầu tư bất động sản.
Hấp dẫn đa ngành
Nếu như các doanh nghiệp xây dựng chuyển hướng sang bất động sản có những lợi thế có thể tận dụng nguồn lực vốn có của công ty, đây là bước đi có ít tranh cãi. Thế nhưng, ngay cả doanh nghiệp vận tải, giày dép, điện tử hay đến cả nông nghiệp cũng tuyên bố rót vốn khủng vào lĩnh vực này.
Đơn cử như Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (SSN) đã tuyên bố tạm ngưng mọi hoạt động mảng thủy sản, rót vốn 250 tỷ đồng vào dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng và căn hộ 20 tầng ở quận Tân Bình (TP.HCM).
Từng được xem là “ông hoàng thủy sản Sài Gòn", bước chuyển mình dứt khoát của Seaprodex được xem là điều ít ai ngờ đến. Trong năm nay, công ty này lên định hướng kinh doanh tập trung cho thuê mặt bằng, kho bãi, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính. Công ty này cũng tự tin tuyên bố sẽ trở thành doanh nghiệp bất động sản có tốc độ tăng trưởng vào nhóm dẫn đầu của TP.HCM.
Tính đến cuối năm, Seaprodex Sài Gòn đang sở hữu và quản lý quỹ đất 3,5 ha tại nhiều vị trí đắc địa ở các quận trung tâm. Dự tính trong 5 năm tới, công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động mua bán và sáp nhập nhằm gia tăng quỹ đất trong nội ô thành phố lên khoảng 6 ha.
Cũng hoạt động chính trong ngành thủy sản, Công ty CP Thủy Sản Hùng Vương mới đây cũng tuyên bố rót vốn đầu tư trung tâm thương mại – căn hộ cao cấp cho dự án tại quận 6, thay vì bán lại dù được trả giá lên đến 550 tỷ đồng.
Hay một doanh nghiệp chuyên sản xuất giày dép nổi tiếng như Biti’s cũng sẽ tận dụng quỹ đất lớn của mình ở khu Tây TP.HCM để đầu tư bất động sản, hơn nữa tập đoàn sẽ đầu tư chính bằng nguồn vốn tự có, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay.
Trong cuộc đua này không thể không kể đến đại gia Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI – một Tập đoàn kinh doanh đa ngành với lĩnh vực then chốt là Vàng bạc đá quý. Có lịch sử 23 năm hoạt động Tập đoàn DOJI liên tiếp nằm trong Top 3 Doanh nghiệp tự nhân lớn nhất Việt Nam trong 6 năm từ năm 2011-2016, trong đó, nổi trội với 3 năm liền giữ ngôi Vương (năm 2012, 2013, 2014) tại bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam. Đá sân sang bất động sản, DOJI có nguồn lực lớn mạnh và uy tín thương hiệu gây dựng hàng chục năm qua là lợi thế.
Hiện tại khi nhắc tới dự án chung cư Bến Đoan mọi người đều biết khu Vinhomes Dragon Bay của chủ đầu tư Vinhomes - đây là 1 dự án bất động sản đẳng cấp với các khu biệt thự liền kề view vịnh và Shophouse cao cấp. Tuy nhiên, giai đoạn 2 của dự án là do chủ đầu tư DOJILand tiến hành, đây là khu căn hộ cao cấp chuẩn 5 sao có tên là The Sapphire Resindence. Trước đó, dự án cũng gây lùm xùm khi chưa đủ điều kiện mở bán đã được rao bán, giữ chỗ đầy rẫy trên mạng.
Miếng ngon không dễ “xơi”
Tình hình bất động sản sau thời kỳ hồi phục đã có chuyển biến mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đều nhìn thấy tiềm năng ở thị trường Việt Nam. Điều này đã làm cho nhiều chủ đầu tư ồ ạt đổ xô vào kinh doanh bất động sản.
Nhưng trên thực tế, hiện nay số dự án bất động sản trung tâm thương mại – nhà ở đã dần đi vào bão hòa và có dấu hiệu thừa thãi. Các công ty xây dựng đúng hạn đã khó, bán đi lại càng khó hơn. Bất động sản là miếng mồi ngon, nhưng không hề dễ xơi, không phải cứ có nguồn lực mạnh là có thể thành công.
Đơn cử như Phương Trang, chính vì chỉ là doanh nghiệp ngoại đạo, không am hiểu về quy luật biến chuyển của thị trường bất động sản, kèm theo hiệu ứng phình to kiến cho doanh nghiệp này quyết định phát triển đến 20 dự án với quỹ đất hơn 300 ha gồm các chung cư cao cấp, khu đô thị mới, khu căn hộ dịch vụ cao cấp, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, biệt thự biển… Các dự án rải rộng khắp từ TP.HCM, Long An, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết và Quy Nhơn.
Phương Trang đã không lười trước được rằng bong bóng bất động sản phình to lúc đấy chỉ là bong bóng ảo, sau khi quá nhiều chủ đầu tư thi nhau xây dự án, bong bóng vỡ tan, tất cả nguồn vốn dồn vào tan thành mây khói. Thời điểm ấy, Phương Trang cũng không nằm ngoài những tổn thất đó.
Năm 2016, Ngân hàng Xây Dựng (CB) đã mạnh tay thu khoản nợ xấu lên đến 3.000 tỷ đồng từ công ty này, nhưng số nợ thực tế của Phương Trang và các thành viên có thể lên đến 9.500 tỷ đồng.
Hay Mai Linh, đang đà thắng lợi ở mảng kinh doanh chính là vận tải và du lịch, Mai Linh quyết định đá sân sang bất động sản và giáo dục. Tuy nhiên, năm 2012, công ty này đã tuyên bố không trả được 500 tỷ đồng vốn vay các cá nhân, rơi vào nguy cơ bị rút vốn đầu tư, Mai Linh rơi vào tình thế không còn đường thoát.
Còn DOJI, tập đoàn này đã từng thất bại với dự án nằm trên đất vàng số 5 Lê Duẩn. Dự án trung tâm thương mại hợp tác cùng Hapro đã khởi công từ 2010, chậm tiến độ đến 4 năm.
Theo Diệu Hoa DĐDN