Lãi kỷ lục 3.100 tỷ, nhưng phần lớn lợi nhuận của Vietnam Airlines đến từ bốc xếp hàng hóa, bán cơm, bán xăng...

Giống như Vietjet, hoạt động bán và thuê lại tàu bay cũng đóng góp đáng kể vào mức lãi trước thuế hơn 3.100 tỷ trong năm 2017 của Vietnam Airlines.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) đã kết thúc năm 2017 với mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong lịch sử, đạt 3.155 tỷ đồng - tăng 21% so với năm 2016. Bên cạnh mức tăng trưởng chung của cả ngành hàng không, một trong những động lực chính giúp lợi nhuận của Vietnam Airlines tăng trưởng mạnh là hoạt động bán và thuê lại tàu bay (SLB/Sales&Lease back). Hoạt động này đóng góp 772 tỷ đồng - trong khi năm 2016 chỉ đạt 72 tỷ - tương đương 24,5% tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất. Hoạt động SLB cũng đóng góp chủ yếu vào mức lợi nhuận 5.300 tỷ mà Vietjet đạt được trong năm ngoái.

Các công ty logistics hàng không đóng góp gần 30% tổng lợi nhuận

Báo cáo thường niên mới được công bố với số liệu cụ thể về kết quả kinh doanh của các công ty con chủ chốt cũng đã "hé mở" thêm nhiều thông tin về cơ cấu lợi nhuận của hãng hàng không này. Hiện tại Vietnam Airlines đang có tổng cộng 15 công ty con và 5 công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của chuỗi cung ứng ngành hàng không.

Hai công ty con trong lĩnh vực logistics hàng không là CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (Nội Bài Cargo - HoSE: NCT) và Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất (Tân Sơn Nhất Cargo/TCS) đạt lần lượt 340 tỷ và 515 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đây cũng là 2 công ty con có lợi nhuận cao nhất của Vietnam Airlines.

Cùng với công ty Công ty TNHH DV Giao nhận hàng hóa Tân Sơn Nhất (TECS), các công ty trong lĩnh vực logistics hàng không đóng góp tổng cộng 932 tỷ đồng, tương đương 29,5% tổng lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống.

Hoạt động chính của các công ty này là kinh doanh kho bãi, giao nhận, bốc xếp hàng hóa xuất nhập bằng đường hàng không.

Công ty con có lợi nhuận đứng thứ 3 là công ty Xăng dầu hàng không Skypec, đạt 321 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương 10,1% tổng lợi nhuận.

Hai công ty con trong lĩnh vực suất ăn hàng không là VACS và Nội Bài Cartering (NCS) cũng đóng góp xấp xỉ 9% tổng lợi nhuận, đạt 277 tỷ đồng.

Bên cạnh 3 mảng lớn trên, còn 2 công ty khác cũng đạt lợi nhuận trên 100 tỷ là Công ty TNHH Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) đạt 167 tỷ đồng và Công ty Kỹ thuật máy bay - VAECO đạt 128 tỷ đồng. VIAGS cung cấp các dịch vụ tại nhà ga và phục vụ sân đỗ, dịch vụ kỹ thuật, thương mại mặt đất còn VAECO chuyên về Bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu máy bay, động cơ và phụ tùng máy bay.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video