Kho bạc Nhà nước đang cần nguồn ngoại tệ lớn

Cơ quan quản lý ngân quỹ nhà nước vừa tiếp tục thực hiện chào mua lượng ngoại tệ lớn để đáp ứng nhu cầu.

Kho bạc Nhà nước đang cần nguồn ngoại tệ lớn

Cụ thể, Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa thông báo nhu cầu mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại trong đợt chào 09/ĐTNT-2021.

Khối lượng dự kiến lên tới 350 triệu USD; loại hình giao dịch là giao dịch giao ngay; ngày giao dịch là 14/12/2021; ngày thanh toán dự kiến là 16/12/2021.

Quy mô trên tiếp tục tăng cao và lớn hơn rất nhiều so với các giao dịch chào mua thời gian qua. Như trong đợt chào mua tháng 10 vừa qua là 150 triệu USD, trong tháng 11 liền tiếp là 250 triệu USD.

Với các giao dịch trên, KBNN đã cung ứng lượng lớn nguồn VND ra thị trường qua mua ngoại tệ. Và với 350 triệu USD đợt này, dự kiến có thêm hơn 8.000 tỷ đồng được bơm vào hệ thống ngân hàng (đối tượng bán ngoại tệ cho KBNN).

Điểm được chú ý, nhu cầu ngoại tệ liên tiếp tăng cao của KBNN nói trên diễn ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VND vừa có đợt biến động mạnh hiếm có.

Cụ thể, cuối tháng 11 đầu tháng 12 này, tỷ giá USD/VND liên tiếp chứng kiến những bước tăng tới 100-200 VND chỉ qua một ngày trên thị trường liên ngân hàng và trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước đã có tín hiệu can thiệp khi hạ mạnh giá bán ra USD để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tỷ giá USD/VND nhanh chóng bình ổn nhưng lại có dấu hiệu tăng trở lại những phiên gần đây.

Trên biểu niêm yết của Vietcombank cập nhật cuối ngày 14/12, giá USD bán ra ở mức 23.110 VND, tăng tới 365 VND so với mức niêm yết một tháng trước (22.745 VND). Đây cũng là mức tăng hiếm có chỉ trong vòng một tháng kể từ đợt biến động mạnh trong năm 2018.

Theo Lam Giang (BizLIVE)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video