Khi "vua tôn" Hoa Sen muốn nhảy vào chia phần cùng "vua thép" Hòa Phát: Lợi thế đang thuộc về ai?

Trong tương lai không xa, Hoa Sen và Hòa Phát từ thế “mỗi người hùng cứ một phương” sẽ cạnh tranh trực diện trên cả 3 phân khúc chính của ngành thép là thép xây dựng, ống thép và tôn mạ.

Hp-Hs

Mặc dù cùng là những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thép, nhưng lâu nay Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Tập đoàn Hòa Phát (HSG) hầu như không cạnh tranh trực tiếp với nhau. Ngoại trừ mảng ống thép phân khúc mà 2 doanh nghiệp này giữ vị trí số 1 và số 2 thì nguồn thu chính của Hòa Phát đến từ thép xây dựng trong khi Hoa Sen có doanh thu chủ yếu đến từ tôn mạ.
[caption id="attachment_33186" align="aligncenter" width="651"]Hoa Sen và Hòa Phát đang dẫn đầu tại cả 3 phân khúc chính của ngành thép Hoa Sen và Hòa Phát đang dẫn đầu tại cả 3 phân khúc chính của ngành thép[/caption]

Hòa Phát nhảy vào tôn mạ, Hoa Sen tiến sang thép xây dựng

Tuy nhiên, cả 2 tập đoàn dường như không hài lòng với việc “bỏ ngỏ” một phân khúc lớn đầy tiềm năng cho doanh nghiệp khác khai thác. Chính vì vậy thời gian gần đây cả 2 đã có những động thái "lấn sân" rất quyết liệt khi Hòa Phát đầu tư nhà máy tôn mạ còn Hoa Sen đầu tư khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná tại Ninh Thuận.

Như vậy trong tương lai không xa, Hoa Sen và Hòa Phát từ thế “mỗi người hùng cứ một phương” sẽ cạnh tranh trực diện trên cả 3 phân khúc chính của ngành thép là thép xây dựng, ống thép và tôn mạ.

Trong cuộc đối đầu sắp diễn ra này, Hòa Phát đang có trong tay nhiều lợi thế hơn.

Đầu tiên là về tiềm lực tài chính: Mặc dù đều là những doanh nghiệp tốp đầu trong ngành thép nhưng Hòa Phát và Hoa Sen có sự cách biệt lớn về quy mô vốn cũng như kết quả kinh doanh.

Với tổng tài sản hiện chưa đến 10.000 tỷ thì việc Hoa Sen triển khai phân kỳ I.1 của dự án Hoa Sen Cà Ná với tổng mức đầu tư lên đến gần 14.000 tỷ (trong đó vốn vay dự kiến hơn 11.000 tỷ) sẽ tạo áp lực đáng kể đối với tình hình tài chính của công ty.

Trong khi đó, với các dự án đầu tư của mình, Hòa Phát chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có, tỷ lệ vay nợ khá thấp.

tinh hinh tai chinh HP-HS

[caption id="attachment_33188" align="aligncenter" width="481"]Hiện Hòa Phát là một trong số ít các doanh nghiệp niêm yết có 3 chỉ tiêu chính gồm doanh thu, tổng tài sản và vốn hóa thị trường đều đạt trên mức 1 tỷ USD (~22.300 tỷ đồng). Hiện Hòa Phát là một trong số ít các doanh nghiệp niêm yết có 3 chỉ tiêu chính gồm doanh thu, tổng tài sản và vốn hóa thị trường đều đạt trên mức 1 tỷ USD (~22.300 tỷ đồng).[/caption]

Thứ hai là lợi thế về mặt thời gian: Hiện Hòa Phát đã có khu liên hợp luyện cán thép hoàn chỉnh tại Hải Dương với công suất 2 triệu tấn/năm trong khi dự án của Hoa Sen còn chưa được cấp giấy phép đầu tư.

Nếu quá trình đầu tư diễn ra suôn sẻ thì nhanh nhất đến cuối năm 2018 khu liên hợp Hoa Sen Cà Ná mới ra sản phẩm. Việc Hoa Sen dự kiến tiêu thụ 100% công suất - tức 1,5 triệu tấn/năm - chỉ 2 năm sau khi khu liên hợp đi vào hoạt động là kế hoạch có phần "phiêu lưu" khi mà sau rất nhiều năm kinh doanh thép xây dựng, giờ đây Hòa Phát mới đạt được mức tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm.

Với lĩnh vực mới là tôn mạ, Hòa Phát đã đầu tư 4.000 tỷ xây dựng nhà máy tại Hưng Yên với công suất 400.000 tấn/năm. Nhà máy này sẽ chính thức đưa sản phẩm ra thị trường vào đầu năm 2018. Hòa Phát cũng dự định đầu tư thêm 1 nhà máy tôn có công suất tương đương tại Bà Rịa Vũng Tàu trong 2 năm tới và xem xét xây thêm một nhà máy thép xây dựng lớn hơn trong tương lai với công suất từ 2-4 triệu tấn/năm.

Như vậy, đến năm 2018, cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Hòa Phát và Hoa Sen trên cả 3 phân khúc sẽ bắt đầu. Tuy Hòa Phát đang có nhiều lợi thế hơn nhưng Hoa Sen vẫn còn nhiều cơ hội để đuổi kịp. Hoa Sen cũng có những thế mạnh của riêng mình, đặc biệt là hệ thống hơn 200 chi nhánh trực tiếp bán hàng tại các huyện trên khắp cả nước.

thong tin LPVu

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video