Kênh ngân hàng điện tử VPBank bị gián đoạn dịch vụ do sự cố lỗi đường truyền

Ngân hàng cho biết, khách hàng có thể sử dụng các kênh giao dịch thay thế trong thời gian khắc phục sự cố như quầy giao dịch, ATM/CDM. Mọi giao dịch chuyển từ VPBank Online sang thực hiện tại quầy từ 16h đến hết thời gian giao dịch ngày 10/5/2021 đều được miễn, giảm phí như thực hiện Online.

Như đã thông tin, trong ngày hôm nay (10/5), nhiều khách hàng phản ánh với chúng tôi về việc không thể sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank. Đến 16h45, khách hàng vẫn chưa thể truy cập vào App mobile của VPBank để thực hiện giao dịch. 

Phía ngân hàng VPBank cũng vừa chính thức thông báo cho biết, do sự cố lỗi đường truyền nên trong buổi chiều ngày 10/5/2021 các kênh ngân hàng điện tử của VPBank tạm thời bị gián đoạn dịch vụ.

Ngân hàng cho biết, khách hàng có thể sử dụng các kênh giao dịch thay thế trong thời gian khắc phục sự cố đường truyền như: Quầy giao dịch chi nhánh của VPBank; ATM/CDM: phục vụ các giao dịch nộp, rút tiền, thanh toán hóa đơn/FeCredit, thanh toán thẻ tín dụng, chuyển khoản nội bộ và CK nhanh 247, các dịch vụ vấn tin khác. 

Đối với thanh toán thẻ tín dụng, khách hàng có thể thanh toán qua Payoo, có thể lựa chọn thanh toán nhanh chóng qua các kênh thu hộ của Payoo: siêu thị Vinmart/Vinmart+,.. với số tiền tối đa ≤ 10 triệu/giao dịch, tối đa 2 giao dịch /1 ngày và tối đa 3 giao dịch /1 tháng (tương đương 30 triệu/ tháng).

Ngoài ra, khách hàng có thể thanh toán qua VNPost. Đối với phương thức này, khách hàng cần đăng ký trước với Chi nhánh VPBank hoặc tổng đài 24/7, sau đó sẽ tiến hành nộp tiền tại các bưu điện cấp huyện trở lên theo thông tin sau:

Mã Khách hàng là chuỗi số bao gồm CMND_4 số cuối thẻ tín dụng.

Mã nghiệp vụ của VPBank: 1303

Ngân hàng cũng cho hay, mọi giao dịch chuyển từ VPBank Online sang thực hiện tại quầy trong thời gian từ 16h đến hết thời gian giao dịch ngày 10/05/2021 đều được áp dụng chính sách miễn, giảm phí tương đương thực hiện trên Online.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video