Hòa Phát nghiên cứu sản xuất inox công suất 600.000 tấn/năm

Hòa Phát dự kiến triển khai dự án ngay tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi).

Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất và Tập đoàn cung cấp thiết bị luyện kim Danieli (Italia) vừa cùng khởi động dự án nghiên cứu sản xuất thép không gỉ (còn gọi là inox) tại Việt Nam. Dự án đang được nghiên cứu, đánh giá mức độ khả thi và lựa chọn công nghệ sản xuất.

Bà Vương Ngọc Linh – Phó giám đốc Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất cho biết dự án có công suất 600.000 tấn/năm và có thể nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm. Dự án dự kiến được triển khai ngay tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) nhằm tận dụng hạ tầng thiết bị sẵn có, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm thép.

Theo nghiên cứu sơ bộ, ngành công nghiệp thép không gỉ của Trung Quốc có quy mô 39 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Năm 2017, Việt Nam đang nhập khoảng 560.000 tấn sản phẩm thép không gỉ, tăng 10% so với 2016, trong đó nhập chủ yếu là thép cuộn cán nóng, cán nguội không gỉ với 500.000 tấn, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, cơ khí, hàng tiêu dùng trong nước. Nhu cầu cho sản phẩm inox đang ngày càng tăng cao, trong khi Việt Nam chỉ nhập nguyên liệu về để gia công mà chưa có nhà máy nào sản xuất loại nguyên liệu đặc thù và rất có giá trị này.

Vì vậy, Hòa Phát quyết định nghiên cứu sản xuất thêm dòng sản phẩm thép không gỉ, vừa để tận dụng hạ tầng sẵn có, vừa giảm áp lực nhập khẩu, sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài cho nền kinh tế.

Về mặt công nghệ, theo Tập đoàn Danieli, trên 80% các nhà máy thép không gỉ trên thế giới sử dụng lò hồ quang điện (EAF) nhờ quy trình sản xuất đơn giản, tiết kiệm điện hơn, linh hoạt nguồn nguyên liệu đầu vào và hiệu quả hơn lò thổi oxy BOF. Do đó, Danieli cho rằng Hòa Phát nên chọn công nghệ EAF.

Do đó, Hòa Phát và Danieli cùng thống nhất nghiên cứu phương án kết hợp hai công nghệ bằng cách sử dụng lò thổi hiện có tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, đầu tư thêm lò chân không khử các-bon, dây chuyền đúc cán dẹt thép không gỉ, qua đó giảm suất đầu tư xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo về công nghệ, chất lượng sản phẩm.

Sau khi đánh giá mức độ khả thi, dự án Nhà máy sản xuất thép không gỉ sẽ được đầu tư bổ sung song song cùng giai đoạn 2 của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất và hoàn thành vào năm 2020.

Mới đây, Hòa Phát cũng chốt quyền họp ĐHCĐ thường niên 2018 vào ngày 22/2. Dự kiến tập đoàn sẽ họp vào ngày 22/3 tại Hà Nội. Nội dung họp thông qua kết quả kinh doanh 2017, kế hoạch năm 2018, thông qua các phương án chi trả cổ tức 2017 - 2018 và các vấn đề khác.

Theo Khổng Chiêm - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video