HNG đã hoàn thành tái cơ cấu nợ vay, chưa xong thủ tục bán mảng Mía Đường

Tính đến ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2016, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) vẫn chưa xong thủ tục bán mảng Mía Đường cho đối tác và đây cũng là điểm kiểm toán lưu ý người đọc báo cáo.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2016, HNG cho biết đã hoàn thành việc tái cơ cấu các khoản nợ vay và trái phiếu với các bên cho vay, bao gồm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Việc tái cơ cấu bao gồm việc gia hạn thời gian trả nợ gốc đối với dư nợ tín dụng và trái phiếu từ 4 – 10 năm, gia hạn thời gian trả nợ lãi thêm từ 1 – 3 năm và giảm lãi suất, lãi phạt.

Tính đến 31/12/2016, Công ty có có tổng nợ phải trả là 24.984 tỷ đồng, tăng 47% so với thời điểm đầu năm, gia tăng chủ yếu ở khoản vay dài hạn từ 9.108 tỷ lên 17.257 tỷ đồng.

Cụ thể, vay ngắn hạn ngân hàng đã giảm hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó riêng vay BIDV là giảm từ 1.248 tỷ xuống 504 tỷ và vay Ngân hàng liên doanh Lào Việt (Laos – Viet Bank) giảm từ 853,3 tỷ xuống 350,5 tỷ đồng. Ngược lại, vay dài hạn ngân hàng thì tăng từ 4.690,6 tỷ lên 6.156,2 tỷ đồng, trong đó vay dài hạn BIDV tăng từ 2.335,6 tỷ lên 3.097,9 tỷ và vay Laos – Viet Bank tăng từ 937,3 tỷ lên 1.042 tỷ đồng, vay Sacombank tăng từ 669 tỷ lên 1.022 tỷ đồng. Các khoản vay dài hạn đều đến hạn thanh toán từ năm 2020 trở lên.

Đối với trái phiếu, VP Bank đã đồng ý gia hạn thời gian hoàn trả khoản trái phiếu 1,400 tỷ đồng từ 17/08/2019 đến 17/12/2021, khoản trái phiếu 300 tỷ từ 17/12/2017 đến 17/12/2018 và 431 tỷ từ 23/03/2018 đến 27/12/2020.

Ngoài ra, nhóm công ty HNG đang có khoản vay công ty mẹ HAG là 9.984 tỷ đồng gồm 9.651 tỷ dài hạn và 333 tỷ đến hạn trả.

Cũng theo báo cáo kiểm toán 2016, Công ty đã bàn giao các chức vụ quản lý chủ chốt của CTCP Mía đường Hoàng Anh Gia Lai và Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Attapeu (nhóm công ty Mía đường) cùng quyền vận hành, quản lý kinh doanh đối với nhà máy đường, nông trường mía và các tài sản liên quan cho bên thứ 3 từ ngày 31/08/2016. Tuy nhiên, về thủ tục pháp lý thì cho đến ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất này vẫn chưa được hoàn thành. Đây cũng là vấn đề mà kiểm toán lưu ý rằng không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016 liên quan đến số liệu tài chính của nhóm công ty Mía Đường hay không.

Được biết, nhóm công ty Mía Đường có tổng tài sản thuần là 1.026 tỷ đồng, gồm 815 tỷ là vốn chủ sở hữu, 143,7 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 67,46 tỷ chênh lệch tỷ giá hối đoái. Kỳ kế toán từ 01/01/2016 đến 31/08/2016, nhóm náy ghi nhận doanh thu bán hàng 700,5 tỷ và lợi nhuận thuần sau thuế là 4,8 tỷ đồng.

HNG cho biết trong giải trình ý kiếm ngoại trừ của kiểm toán ngày 03/05 rằng các thủ tục chuyển nhượng đang được tiến hành và giá trị chuyển nhượng đủ để thu hồi giá trị tài sản ròng của mảng Mía Đường là 1.026 tỷ và lợi thế thương mại chưa phân bổ là 361 tỷ. Theo đó, sẽ không có khoản lỗ nào phát sinh từ nghiệp vụ chuyển nhượng dự án Mía Đường này.

Theo thông tin trên báo chí thì đối tác mua mảng Mía Đường của HNG chính là Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) do đại gia Đặng Văn Thành và vợ là bà Huỳnh Bích Ngọc sáng lập.

Xét về kết quả kinh doanh, sau kiểm toán HNG nâng lỗ sau thuế công ty mẹ lên 984,9 tỷ đồng, tăng lỗ thêm 30,5 tỷ so với trước kiểm toán.

Theo Tường Như - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video