HAGL Agrico (HNG) lỗ 954 tỷ đồng trong năm 2016, vay nợ dài hạn tăng hơn 8.000 tỷ đồng

Vào ngày 27 và 29/12/2016 vừa qua, HNG đã phát hành 431 tỷ đồng trái phiếu cho VPBank để cơ cấu nợ lãi trái phiếu.

CTCP Nông nghiệp Quốc tế HAGL – HAGL Agrico (HNG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2016 với doanh thu thuần 1.213 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phần lớn doanh thu HNG đến từ hoạt động bán bò với 906 tỷ đồng; Hoạt động bán mủ cao su chỉ mang về 63 tỷ đồng.

Giá vốn hàng bán lên tới 1.115 tỷ đồng khiến lãi gộp HNG chỉ còn 98 tỷ đồng. Dù vậy, kết quả này vẫn tích cực hơn rất nhiều so với con số 2,4 tỷ đồng trong quý 4/2015.

Chi phí tài chính của HNG (chủ yếu lãi vay) trong kỳ vẫn ở mức cao với 222 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, HNG ghi nhận khoản lỗ 303 tỷ đồng trong quý 4. Trong đó, phần lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ là 311 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2016, HNG lỗ ròng 954 tỷ đồng, “vượt xa” kế hoạch lỗ 559 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2016, tổng tài sản HNG lên tới 35.929 tỷ đồng, tăng mạnh 8.827 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ phải trả tăng từ 17.222 tỷ đồng lên 25.278 tỷ đồng. Trong đó, việc tăng nợ của HNG chủ yếu do vay nợ dài hạn tăng từ 9.109 tỷ đồng lên 17.144 tỷ đồng.

Vào ngày 27 và 29/12/2016 vừa qua, HNG đã phát hành 431 tỷ đồng trái phiếu cho VPBank để cơ cấu nợ lãi trái phiếu. Trái phiếu phát hành cho VPBank được đảm bảo bằng 234,48 triệu cổ phiếu HNG được nắm giữ bởi công ty mẹ HAGL, toàn bộ quyền thuê sử dụng 7.376 ha đất tại Lumphat thuộc sở hữu bởi Công ty TNHH Daun Penh Agrico và 4,7 triệu cổ phiếu HAG thuộc sở hữu của Bầu Đức.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video