GTNFoods chào bán riêng lẻ thành công 100 triệu cổ phiếu, tăng vốn lên 2.500 tỷ đồng

Tham gia mua cổ phần trong đợt phát hành này có nhiều nhà đầu tư nước ngoài như TAEL Partners, PENM Partners, Hanil Feed...

GTNFOODS

CTCP GTNFOODS (Mã: GTN) vừa công bố kết quả phát hành riêng lẻ Cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ lên 2.500 tỷ.

Theo đó, từ ngày 10/11/2016 đến ngày 11/11/2016 công ty đã chào bán hết 100 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy công ty đã thu về 1 nghìn tỷ để bổ sung vào vốn điều lệ.

STrong danh sách công bố các nhà đầu tư đã mua trong đợt phát hành này, có 6 nhà đầu tư lớn đã mua hơn 90,5 triệu cổ phiếu, chiếm 90,55% tổng số cổ phiếu phát hành. Hai nhà đầu tư chiến lược là CTCP Invest Đại Tây Dương và TAEL Two Partners mua vào hơn một nửa lượng cổ phiếu phát hành, lần lượt là 26 triệu và 25 triệu cổ phiếu.

Một số nhà đầu tư mua vào lượng lớn cổ phiếu trong đợt phát hành này còn có quỹ PENM IV thuộc PENM Partners mua 15 triệu cổ phiếu, Kingsmead Vietnam and Indochina Growth Master Fund mua 10 triệu cổ phiếu, Hanil Feed mua 8 triệu cổ phiếu...

Theo kế hoạch số tiền thu được sau đợt chào bán này công ty sẽ dùng để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư, mua lại, hợp nhất, sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp trong ngành theo chiến lược của công ty và/hoặc tái cơ cấu các khoản nợ của Công ty.

Được biết trong quý 3 vừa qua, GTNFOODS bị giảm sốc về cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. Riêng doanh thu thuần giảm 81% còn 134 tỷ đồng nhưng nhờ giá vốn cũng giảm sâu bất ngờ nên công ty đạt lãi gộp tương đương cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của GTNFOODS đạt 1.349 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ nhưng lãi gộp tăng mạnh 61% nhờ lợi thế đáng kể về biên lãi gộp tăng lên.

Thị giá hiện tại GTN đang giao dịch xung quanh mức 18.000 đồng/cổ phiếu.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video