Giá vàng trong nước biến động chóng mặt

Giá vàng liên tục đảo chiều trong các ngày gần đây. Hiện giá vàng SJC lại tuột mốc 62 triệu đồng/lượng, giá bán ra còn loanh quanh mức 61,7-61,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước liên tục biến động mạnh trong các ngày gần đây, điều chỉnh 500 nghìn đến 1 triệu đồng/lượng mỗi ngày. 

Hôm nay (18/11), giá vàng trong nước tăng mạnh 300 nghìn đồng/lượng ngay khi mở cửa, đưa giá bán ra vàng SJC tại nhiều cửa hàng lớn vượt mốc 62 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên đến cuối buổi sáng, giá vàng lại đảo chiều đi xuống, giảm khoảng 400 nghìn đồng/lượng, hiện chỉ còn khoảng 61,7-61,8 triệu đồng/lượng chiều bán ra. 

Cụ thể, hiện Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng ở mức 61,0-61,75 triệu đồng/lượng. Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức 61,0-61,78 triệu đồng/lượng. 

Trước đó, trong phiên 17/11, giá vàng cũng biến động khó lường khi các thương hiệu lớn liên tục thay đổi giá niêm yết vàng SJC. Tại Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, giá vàng SJC thay đổi tới 10 lần trong ngày, giảm đầu phiên rồi bất ngờ đảo chiều tăng mạnh lên trên 62 triệu đồng/lượng ở cuối buổi sáng, và đến buổi chiều lại quay đầu giảm. 

Hiện giá vàng trong nước vẫn đang đắt kỷ lục so với giá vàng thế giới. Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế chỉ ở mức 1.865 USD/ounce, tương đương với khoảng 51 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá VND/USD tại ngân hàng. 

Nhiều chuyên gia cho biết, nguyên nhân giá vàng trong nước đắt hơn giá vàng thế giới là bởi nguồn cung ít, nhiều năm nay Việt Nam đã không nhập khẩu vàng. Trong khi đó, người dân vẫn có tâm lý tích trữ vàng như kênh trú ẩn trước lạm phát, khiến cho nguồn cung vàng miếng SJC trên thị trường khan hiếm. Việc chênh lệch lên tới 10-11 triệu đồng/lượng cũng sẽ rất rủi ro đối với những người đi mua vàng để đầu cơ kiếm lời. 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video