FWD hoàn tất mua Vietcombank-Cardif

Tập đoàn FWD (FWD)thông báo đã mua lại Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank-Cardif (VCLI), công ty liên doanh giữa Vietcombank và BNP Paribas Cardif.

FWD cho biết việc mua lại VCLI giúp FWD mở rộng sự hiện diện và tăng thị phần tại thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Ông Huỳnh Thanh Phong, Tổng giám đốc Tập đoàn FWD, cho biết Việt Nam là một trong những thị trường bảo hiểm tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á và công ty sẽ mở rộng sự hiện diện thông qua giao dịch quan trọng trên. FWD tin vào sự tăng trưởng và tiềm năng dài hạn của thị trường Việt Nam”.

FWD sẽ sớm đổi tên công ty mới mua lại và việc chuyển đổi thương hiệu chính thức sẽ diễn ra trong vài tháng tới. Thương vụ này sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng hiện tại với VCLI. FWD sẽ tiếp tục chăm sóc tất cả các hợp đồng bảo hiểm hiện tại của VCLI sau khi hoàn tất giao dịch.

Vừa qua, FWD Việt Nam cũng thông báo vốn điều lệ của công ty từ 3.675 tỷ đồng lên 13.937 tỷ đồng và trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất tại Việt Nam tính theo vốn điều lệ.

Cuối năm 2019, FWD và Vietcombank đã ký kết hợp tác độc quyền 15 năm phân phối bảo hiểm. Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Vietcombank từng cho biết giao dịch hợp tác này có giá trị lớn nhất Việt Nam tại thời điểm đó, song mức cụ thể không được tiết lộ. 

Theo Bloomberg, giá trị thương vụ này khoảng 400 triệu USD, trong một phần của thỏa thuận, FWD sẽ mua công ty bảo hiểm Vietcombank Cardif, thuộc sở hữu của Vietcombank và BNP Paribas SA. Hội đồng Quản trị Vietcombank đã phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI). Tính tới cuối 2019, ngân hàng sở hữu 45% vốn tại công ty bảo hiểm này.

Theo NDH

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video