Đồng USD có dễ đánh mất vị thế là đồng tiền dự trữ của toàn cầu?

Sau gần 80 năm là đồng tiền dự trữ của toàn cầu, đồng USD có thể đối mặt với nguy cơ để mất vị thế này.

Khoảng 60% trong số dự trữ ngoại tệ trị giá 12.800 tỷ USD của toàn cầu hiện là bằng đồng USD , giúp nước Mỹ có được đặc quyền trước các nước khác.

Nhờ trái phiếu chính phủ Mỹ bằng đồng USD rất hấp dẫn nên mức lợi suất thấp. Mỹ vay các nước khác bằng đồng USD nên nếu đồng tiền này mất giá, trái phiếu của Mỹ cũng mất giá theo. Các công ty của Mỹ có thể thực hiện các giao dịch quốc tế mà không mất phí chuyển đổi.

Điều quan trọng nhất là Mỹ có thể cắt đứt sự tiếp cận đối với đồng USD của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, cô lập và gây khó khăn cho các nền kinh tế.

Mỹ đã sử dụng "vũ khí" này đối với Nga vào tháng Hai, sau khi nước này triển khai chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine, với việc đóng băng số dự trữ ngoại tệ trị giá 630 tỷ USD của Nga và khiến đồng ruble giảm giá mạnh.

Tuy nhiên, để tự bảo vệ, các nước sẽ đa dạng hóa các khoản đầu tư vào các đồng tiền khác, ngoài USD. Đây chính là điều khiến cho vị thế đồng tiền dự trữ của đồng tiền này đứng trước những vấn đề.

Một nghiên cứu mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy tỷ lệ USD trong dự trữ ngoại tệ của toàn cầu đã giảm trong hai thập niên qua. Các tác giả của nghiên cứu cho rằng điều này cho thấy dự trữ ngoại tệ sẽ thay đổi ra sao trong thời gian tới.

Nga và Trung Quốc cũng đang hy vọng đưa đến những thay đổi. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 31/3 đã đe dọa sẽ dừng xuất khẩu khí đốt sang các nước không mở tài khoản tại một ngân hàng của nước này và thanh toán bằng đồng Ruble. Liên minh châu Âu nhập khẩu khoảng 40% nhu cầu khí đốt và 30% nhu cầu dầu mỏ từ Nga, và không dễ dàng tìm kiếm các nguồn cung thay thế.

Trong khi đó, Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc về việc thanh toán tiền mua dầu bằng Nhân dân tệ thay cho USD.

Dù không có gì là không thể, việc Mỹ để mất đặc quyền là điều rất khó xảy ra.

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã nỗ lực nâng cao vị thế quốc tế của đồng Nhân dân tệ, nhưng chỉ 3% các giao dịch trên toàn cầu là bằng đồng tiền này, trong khi tỷ lệ này của đồng USD là 40%.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn là lớn nhất và có thanh khoản cao nhất trên thế giới, trong khi dòng vốn ngoại đang chảy vào nước này.

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn cầu tăng 77%, ước đạt 1.650 tỷ USD trong năm 2021, nhưng đầu tư vào Mỹ tăng 114%, lên 323 tỷ USD.

Theo VTV

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video