Đồng Nhân dân tệ tiếp tục hạ giá

Sáng 12/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) đã thiết lập tỷ giá tham chiếu đồng nội tệ ở mức 7,0211 Nhân Dân Tệ (NDT) đổi 1 USD.

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục hạ giá

Đồng NDT và đồng USD. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Đây là phiên thứ ba liên tiếp tỷ giá này vượt mốc 7 NDT đổi 1 USD. Tuy nhiên, mức giá tham chiếu này cao hơn dự báo của các nhà phân tích là 7,0311 NDT đổi 1USD. Trên thị trường quốc tế, giá đồng NDT sáng 12/8 là 7.1038 NDT đổi 1 USD.

Mức giá tham chiếu được ngân hàng trung ương Trung Quốc đưa ra trước khi mở cửa mỗi ngày giao dịch thị trường liên ngân hàng.

Trên thị trường ngoại hối của Trung Quốc, tỷ giá đồng NDT được phép dao động 2% so với giá tham chiếu.

Trong tuần qua, giới đầu tư theo dõi sát diễn biến đồng NDT của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế thêm 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ ngày 1/9 tới, tuần trước, PBoC đã ấn định tỷ giá tham chiếu ở mức 6,9225 NDT/USD - mức thấp nhất kể từ tháng 12/2018.

Theo đó, tỉ giá đồng NDT trong ngày 5/8 ở mức 7,0391 NDT/USD, lần đầu tiên trong 11 năm qua vượt mốc 7 NDT đổi USD. Lần gần nhất tỷ giá vượt ngưỡng 7 NDT là vào tháng 5/2008.

PBoC cho biết các biện pháp đơn phương bảo hộ, cũng như đồn đoán về khả năng hàng hóa Trung Quốc sẽ chịu thêm các mức thuế bổ sung của Mỹ là những yếu tố chính dẫn đến sự giảm giá mạnh của đồng NDT.

Phản ứng trước bước đi này, Bộ Tài chính Mỹ ngày 5/8 đã chính thức coi Trung Quốc là một "nước thao túng tiền tệ".

Giới chức Mỹ cho rằng đồng NDT suy yếu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc lợi thế cạnh tranh về giá không công bằng so với các nhà xuất khẩu nước ngoài, cũng như làm gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc./.

Theo Phương Oanh (Bnews/ TTXVN)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video