Doanh nghiệp làm gì để chủ động quản trị chống gian lận tài chính?

Theo một báo cáo của Hiệp hội Điều tra Gian lận Hoa Kỳ (ACFE), trong năm 2016, trung bình mỗi tổ chức mất khoảng 5% doanh thu vì các hoạt động gian lận.

Trong số các phương thức quản trị gian lận tài chính, việc phân tích dữ liệu chủ động được coi là phương thức hiệu quả nhất, giúp giảm đi ít nhất một nửa con số thiệt hại. Tuy nhiên, chỉ có 35% các tổ chức triển khai phương thức này.

Thông tin trên là một trong những nội dung đáng chú ý tại hội thảo “Những nguy cơ mới về Gian lận Tài chính” do EY Việt Nam tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 17 tháng 8 năm 2017. Trong khuôn khổ Hội thảo, EY Việt Nam chia sẻ nhiều thông tin đáng lưu ý khác về việc Chống Gian lận tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tại Việt Nam.

Theo ông Saman Bandara - Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực Kế toán Pháp lý của EY Việt Nam, có khá nhiều tình huống thường gặp (mẫu) cũng như các tình huống thực mà công ty từng giải quyết. EY dẫn chứng một công ty chuyên sản xuất đồ nội thất với doanh thu hàng năm là 70 triệu đô, liên hệ với EY Việt Nam để điều tra về quy trình thu mua. Cuộc điều tra cho thấy, có nhân viên của phòng Mua đứng ra thiết lập các đơn vị trung gian giữa nhà cung cấp nguồn với công ty để đẩy giá từ 15 – 40%, sau đó lại nhận tiền hoa hồng từ nhà cung cấp. Tổng thiệt hại cho việc làm sai trái này được ước tính là 8 triệu đô. Đây có thể xem là một trường hợp Gian lận tài chính mà mức độ thiệt hại cho doanh nghiệp không chỉ là tiền bạc, đó còn là uy tín, giá trị thương hiệu và cho thấy hệ thống quản trị của doanh nghiệp “có vấn đề”.

Từ trước tới nay, thiệt hại về kinh tế do các hoạt động gian lận tài chính vẫn là một vấn nạn thách thức sự phát triển của toàn cầu. Theo một báo cáo của Hiệp hội Điều tra Gian lận Hoa Kỳ (ACFE), trong năm 2016, trung bình mỗi tổ chức mất khoảng 5% doanh thu hàng năm bởi các hoạt động gian lận. Trong số các phương thức Quản trị Gian lận Tài chính, việc phân tích dữ liệu chủ động (Proactive Fraud Monitoring) được coi là phương thức hiệu quả nhất, giúp phát hiện các gian lận chỉ trong một nửa thời gian cũng như giảm đi ít nhất một nửa số tiền thiệt hại. Tuy nhiên, chỉ có 35% các tổ chức triển khai phương thức này. Phương thức này hoạt động dựa trên nền tảng phân tích dữ liệu lớn (big data), được thiết kế dựa trên yêu cầu và các vấn đề của doanh nghiệp, từ đó, có thể liên tục “đào xới” thông tin để nhanh chóng tìm ra những nghi vấn và nguy cơ gian lận tài chính hay rò rỉ thông tin.

Phụ trách về hệ thống phân tích dữ liệu kế toán pháp lý tại EY Singapore, ông Kanny Lee, đưa ra một số lời khuyên khi ứng dụng phân tích dữ liệu kế toán pháp lý. Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức nên: bắt đầu bằng việc xác định các nhóm nguy cơ gian lận mà doanh nghiệp của bạn dễ mắc phải; dự đoán về sự biến đổi của các nhóm nguy cơ. Và không nên hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ; giới hạn việc phân tích gian lận là trách nhiệm của phòng IT.

Về mặt tổng quan, dựa trên khảo sát gian lận 2017, EY cũng đưa ra những bước đi cần thiết để ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính: Nghiên cứu lại chính sách chống gian lận tài chính, Nâng cao yêu cầu kiểm soát đối với bên thứ ba, Thiết lập cơ chế cho đường dây nóng tố giác gian lận và Nâng cao việc phân tích dữ liệu pháp lý và nguy cơ rò rỉ thông tin.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video