Điểm danh những ngân hàng tham gia hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đợt 2

Sau khi công bố danh sách 50 tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đợt 1, NHNN vừa tiếp tục công bố có thêm nhiều TCTD tham gia vào đợt 2.

Điểm danh những ngân hàng tham gia hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đợt 2

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách các tổ chức tín dụng đã tham gia hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đợt 2 theo Thông tư 01 (ngày 13/3) của NHNN.

Trong đợt hỗ trợ lần 2 này, có 6 ngân hàng thương mại tham gia là VietBank, Saigonbank, VietCapitalBank, DongABank, NamABank, CBBank và 1 ngân hàng liên doanh là ngân hàng liên doanh Việt – Nga.

Bên cạnh đó, chi nhánh ngân hàng nước ngoái như Industrial Bank of Korea, Bank of China,…cũng tham gia hỗ trợ.

Danh sách còn có nhiều công ty tài chính như HD Saison, công ty tài chính Lotte Việt Nam, công ty tài chính Toyota Việt Nam. 41 quỹ tín dụng nhân dân tại các tỉnh An Giang, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Đồng Nai, Hải Phòng, Long An, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc cũng tham gia vào đợt hỗ trợ.

Điểm danh những ngân hàng tham gia hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đợt 2 - Ảnh 1.

Danh sách các ngân hàng, tổ chức phi ngân hàng tham gia hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước (Đợt 2)

Trước đó, trong danh sách hỗ trợ đợt 1, đã có 50 tổ chức tín dụng, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và một số công ty tài chính tham gia.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video