ĐHĐCĐ The PAN Group: Thông qua phương án chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 25%, khóa room ngoại ở 49%

Cổ đông đã thông qua bầu bổ sung thành viên HĐQT và khóa room ngoại ở mức 49% tại The PAN Group với tỷ lệ nhất trí cao.

Chiều 27/10, Tập đoàn PAN (HOSE: PAN, The PAN Group) vừa tổ chức ĐHĐCĐ bất thường thông qua một số nội dung liên quan đến việc phát hành cổ phiếu thưởng, giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT).

Với gần 100% ý kiến đồng thuận, ông Toshiaki Miyabe, Giám đốc điều hành bộ phận Nông nghiệp và Thực phẩm Tập đoàn Sojitz đã được bầu giữ chức thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2022.

Cuối tháng 9/2018, Sojitz đã đầu tư hơn 817 tỷ đồng mua 10% cổ phần của PAN với mức giá 61.000 đồng/cổ phiếu.

ĐHĐCĐ cũng đã thông qua việc giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 49%. Trước đó, The PAN Group không giới hạn room ngoại, nên nếu nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 51% vốn, công ty sẽ bị xem là doanh nghiệp ngoại.

Theo các quy định mới của Luật Doanh nghiệp và dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), công ty khi đó sẽ phải đáp ứng các điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cũng như đầu tư trên thị trường chứng khoán.

PAN cho biết việc giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 49% sẽ đảm bảo công ty luôn là tổ chức kinh tế trong nước, không phải đáp ứng các điều kiện và thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tại đại hội, phương án phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 4:1 (cổ đông sở hữu 4 cổ phiếu sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới) từ nguồn vốn chủ sở hữu cũng được thông qua. Dự kiến sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng lên 1.701 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý IV/2018 và quý I/2019. Đồng thời, cổ đông cũng nhất trí phương án phát hành lại 102.000 cp quỹ cho cán bộ công nhân viên với giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cp.

Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ The PAN Group cũng thông qua việc sửa đổi Điều lệ và bàn hành Quy chế nội bộ về quản trị công ty nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video