Dân "sốc" với khoản phí lạ lùng ở chung cư do “đại gia điếu cày” xây dựng
Không chỉ tính phí làm trần thạch cao, làm sàn gỗ… chung cư do doanh nghiệp của "đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản xây dựng ở Hà Nội còn thu của cư dân 500.000 đồng tiền phí vệ sinh nếu đục tường đi dây bảo ôn điều hòa.
[caption id="attachment_18304" align="aligncenter" width="660"]

Anh N.Hùng - hộ dân sống trong tòa nhà HH1A bất bình: “Giá để làm công tác vệ sinh chủ yếu là lau dọn đất cát là trách nhiệm hàng ngày của Ban quản lý, vì chúng tôi đã đóng phí dịch vụ. Đành rằng mới về thì nhiều bụi, bẩn, vật liệu xây dựng rơi vãi, có thu thêm cũng chỉ là một chút, đằng này thu theo kiểu tận thu thế này không thể chấp nhận được. Đục tường điều hòa thì có bao nhiêu rác đâu mà thu hẳn 500.000 đồng/hộ? hết sức vô lý”.
Vừa mới nhận nhà, đồng thời nhận luôn “tin sốc”, chị T.Hà (tòa nhà HH1C) cho hay: “Thấy tờ dấy dán ở bảng tin mà không thể tin nổi, sao lại có kiểu thu tiền lạ đời thế này? Làm trần thạch cao, sàn gỗ thì có mấy rác thải đâu mà thu nhiều thế?. Còn đi ống điều hòa đục có một chút tường mà cũng thu 500.000 đồng. Nhà nào chẳng lắp điều hòa, không hiểu sẽ thu được bao nhiêu tiền trong khi rác, vệ sinh là công việc phải làm”.
Được biết, đây không phải lần đầu cư dân tại Khu đô thị HH Linh Đàm có phản ứng dữ dội như vậy, trong các đợt nhận nhà thuộc các tòa HH4, HH3 trước đó nhiều hộ dân cũng rất bất bình với việc Ban quản lý thông báo, tổ chức thu tiền làm sàn gỗ, thạch cao mỗi loại 500.000 đồng/hộ.
Dù bất bình nhưng các hộ dân sống trong các tòa nhà trên vẫn phải “cắn răng” đóng, vì không có phiếu thu sẽ không được mang thạch cao, tấm sàn gỗ vào thang máy. Ban Quản lý liên tục dọa cắt điện, nước những hộ nào làm “chui”. Sự việc này cũng đã được báo chí nêu, song dù không có cơ sở, quy định để thu nhưng vẫn tiến hành thu.
Từ ngày 25/4, Ban quản lý dự án HH Linh Đàm lại “sáng kiến” thêm khoản thu phí vệ sinh đục tường đi đường dây bảo ôn điều hòa. Mỗi tòa nhà HH1 cao 40 tầng, mỗi tầng 20 hộ, sẽ là một khoản tiền lớn cư dân phải đóng nếu làm trần thạch cao, sàn gỗ, đục tường làm điều hòa… chỉ để thực hiện công tác làm vệ sinh, đổ phế thải rất ít từ các hạng mục này.