Đại hội công ty bán suất ăn trên máy bay chỉ 2 cổ đông đến dự

Đại hội cổ đông bất thường của Công ty Suất ăn Hàng không Nội Bài bầu bổ sung nhân sự cấp cao không thể thực hiện.  

Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài (Mã CK: NCS) vừa thông báo về việc hoãn cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường năm 2017 diễn ra vào ngày 19/10 vừa qua căn cứ vào tình hình thực tế cùng với ý kiến của cổ đông tham gia Đại hội.

Theo Biên bản kiểm tra tư cách cổ đông, NCS có 473 cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội theo danh sách đã chốt ngày 18/9 – tương ứng với hơn 11,98 triệu cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành. Tuy nhiên,  chỉ có 2 cổ đông - đại diện cho 3.500 cổ phần tới tham dự, chiếm 0,03% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Vì không đạt tỷ lệ biểu quyết tối thiểu, Đại hội cổ đông bất thường không đủ điều kiện tiến hành. Trong 30 ngày kể từ khi hoãn cuộc họp này, công ty sẽ tiến hành triệu tập một cuộc họp khác.

Theo tài liệu công bố trước đại hội, cuộc họp bất thường lần này nhằm thông qua việc bầu bổ sung Thành viên Hội đồng quản trị và bầu bổ sung Thành viên Ban kiểm soát.  Trước đó, từ Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 của NCS diễn ra hồi tháng 4, công ty đã quyết định miễn nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Phạm Ngọc Long và Thành viên Ban kiểm soát đối với ông Võ Đức Hiếu. Hiện NCS có 4 Thành viên Hội đồng quản trị và 2 Thành viên Ban kiểm soát.

Từ ngày 12/7, cổ đông Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã gửi công văn về việc đề cử ông Đinh Hồng Sơn, Chuyên viên Ban kiểm toán nội bộ Tổng công ty tham mưu Ban kiểm soát NCS và giới thiệu kiêm giữ chức Thành viên BKS thay ông Hiếu đã được miễn nhiệm. Hiện Vietnam Airline sở hữu 10,8 triệu cổ phần NCS, tương ứng 60,18% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty.

Theo Vnexpress

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video