Có thêm 2 ngân hàng trở thành nhà tạo lập thị trường tham gia giao dịch trái phiếu Outright

Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết vừa chào đón thêm 2 ngân hàng mới tham gia Thỏa thuận tạo lập thị trường cho giao dịch Outright năm 2022.

Quyết định được đưa ra sau khi VBMA hoàn tất các thủ tục đánh giá và xét duyệt các điều kiện đối với các thành viên VBMA đăng ký tham gia MMA 2022. Theo đó, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank) sẽ chính thức trở thành 2 nhà tạo lập thị trường mới trong năm 2022 này.

Giao dịch mua bán thông thường (Outright) là giao dịch Trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu TPCP cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại TPCP.

Điều kiện để trở thành nhà tạo lập thị trường đối với TPCP bao gồm:

Thứ nhất, là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Thứ hai, có vốn chủ sở hữu thực có trên báo cáo tài chính được kiểm toán của ba năm liền kề trước năm đăng ký làm nhà tạo lập thị trường không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật liên quan.

Thứ ba, có thời gian hoạt động tối thiểu là 03 năm. Trường hợp tổ chức nhận sáp nhập hoặc hình thành sau chia, tách, hợp nhất thì thời gian hoạt động được tính cả thời gian trước khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất. 

Thứ tư, tham gia mua công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu do Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ.

Với sự tham gia của ngân hàng OCB và ngân hàng HDBank, số lượng các nhà tạo lập thị trường của VBMA năm 2022 là 15 nhà tạo lập thị trường. Theo đó danh sách các nhà tạo lập thị trường năm nay là các ngân hàng:

Có thêm 2 ngân hàng trở thành nhà tạo lập thị trường tham gia giao dịch trái phiếu Outright - Ảnh 1.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video