Cổ phiếu ngân hàng nổi sóng, VIB tăng kịch trần

VCB hôm nay gây bất ngờ với đà tăng ấn tượng cùng lực gom mạnh của khối ngoại. Bộ đôi OCB và LPB cũng tạo bất ngờ cho nhà đầu tư.

Cổ phiếu ngân hàng khởi đầu tuần mới ngày 20/9 đầy ấn tượng với hầu hết các mã tăng giá mạnh.

Cụ thể trên cả 3 sàn là HSX, HNX và UPCoM, có đến 23 mã tăng giá, không có mã nào về giá tham chiếu và có 4 mã giảm giá. Có tới 10 mã tăng giá từ 2% trở lên

VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế hôm nay tăng kịch trần 6,9% sau một vài thông tin rò rỉ cuối tuần qua cho thấy nhà băng này ở nhóm đầu được nới room tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó bộ đôi OCB và LPB có nhiều thời điểm tăng ấn tượng, thậm chí LPB còn lên sát mức trần trước khi đóng cửa tăng 4,7% lên 23.450 đồng/cổ phiếu. LPB cũng là cổ phiếu tăng mạnh thứ 2 chỉ sau VIB. OCB đóng cửa tăng 3,9% lên 23.750 đồng. 

Cổ phiếu VCB của Vietcombank gây bất ngờ khi tăng 2,5% lên 99.600 đồng/cổ phiếu. Trước phiên hôm nay, VCB ghi nhận nhiều phiên giảm giá. Không chỉ nhà đầu tư trong nước giao dịch mạnh mà hôm nay khối ngoại cũng mua ròng hơn 1,2 triệu cổ phiếu VCB.  

VCB bứt tốc mạnh sau thông tin Thủ tướng đã phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank tổng cộng hơn 7.600 tỷ đồng theo tờ trình của Ngân hàng Nhà nước để duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Theo kế hoạch, năm nay Vietcombank sẽ phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, tương đương tỷ lệ 27,6%.

Các cổ phiếu khác như TCB, HDB, MBB, STB đều tăng giá tốt trong đó MBB và STB được khối ngoại mua ròng khoảng 2,5 triệu cổ phiếu mỗi mã. CTG của VietinBank và SSB của SeABank là hai mã tăng ít nhất với chỉ 0,1 - 0,2%.

Ở nhóm giảm giá, TPB của TPBank sau khi lập đỉnh cuối thứ 6 tuần trước sang đầu tuần này bị nhà đầu tư chốt lời nên quay đầu giảm 1,7% lùi về 40.100 đồng/cổ phiếu. PGB của PGBank là mã giảm giá sâu nhất khi để mất 3,5% về 24.500 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu ngân hàng nổi sóng, VIB tăng kịch trần - Ảnh 1.

Những cổ phiếu tăng giá ấn tượng nhất phiên 20/9

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video