Cổ phiếu ngân hàng chìm trong "biển lửa", nhiều mã bị khối ngoại xả mạnh

Có tới 21/27 cổ phiếu ngân hàng giảm trong phiên hôm nay, trong đó TPB và SHB giảm hơn 5%.

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến phiên thứ 3 giảm mạnh liên tiếp. Đóng cửa hôm nay, VN-Index đứng ở mức 1.455,25 điểm, giảm 26,75 điểm trong phiên và đã giảm tới hơn 70 điểm trong 3 ngày.

Nhóm ngân hàng cũng bị bán mạnh trong phiên hôm nay với 21 mã giảm, chỉ 2 mã đứng giá tham chiếu và 4 mã giữ được sắc xanh nhẹ.

Cụ thể, TPB và SHB là 2 cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất hôm nay. Trong đó, TPB bị đạp mạnh trong phiên ATC, từ mức giảm 2% xuống tới mức giảm 5,3%.

SHB giảm 5% và đóng cửa ở giá 19.000 đồng/cp. Cổ phiếu này đã giảm 3 phiên liên tiếp với mức giảm tổng cộng là 11%.

Các cổ phiếu giảm mạnh tiếp theo là ABB (-3,8%), EIB (-3,7%), VAB (-3,5%), BID (-3,5%), CTG (-3,3%),…

Ở chiều ngược lại, 4 mã giữ được sắc xanh đến cuối phiên là PGB, VPB, SSB, NVB.

VPB trong phiên có lúc tăng 3,6% nhưng sau đó quay đầu thu hẹp mức tăng trước diễn biến tiêu cực của toàn thị trường. Đây là cổ phiếu ngân hàng duy nhất giữ được màu xanh từ khi mở cửa đến hết phiên, tiếp tục là mã có thanh khoản cao nhất ngành ngân hàng với hơn 25 triệu cp được trao tay giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đáng chú ý, VPB bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 2 triệu cp. 

SSB gây bất ngờ cho nhà đầu tư khi đang chìm trong sắc đỏ trong gần hết ngày giao dịch hôm nay thì đến phút cuối cùng của ATC được kéo mạnh với lô 151.300 cp được trao tay ở giá 38.000 đồng/cp (tăng 0,53%).

Khối ngoại hôm nay bán ròng đa số cổ phiếu ngân hàng. Ngoài VPB bị bán ròng hơn 2 triệu cp thì còn có STB (hơn 710.000 cp), CTG (hơn 800.000 cp), SHB (hơn 350.000 cp), VCB (62.000 cp),…

Cổ phiếu ngân hàng chìm trong biển lửa, nhiều mã bị khối ngoại xả mạnh - Ảnh 1.
Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video