Chứng khoán lên đỉnh, tấc đất hóa tấc vàng: "Nhạc dừng, bữa tiệc kết thúc?"

Lượng vốn đang tăng kỷ lục đang chảy vào các kênh đầu cơ, "bóng bóng" đang trực chờ nổ?

Nền kinh tế ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng các kênh đầu tư: Bất động sản, chứng khoán … lại đang lên ngôi, khiến tâm lý người dân và các nhà đầu tư hưng phấn. Lượng vốn tăng kỷ lục đang chảy vào các kênh đầu cơ… từ những nhà đầu tư lần đầu hay những người chưa có đủ kiến thức trước những cơn sốt của đám đông.

Trong hơn 1 năm qua, nới lỏng tài khoá, tiền tệ, hạ lãi suất là một trong những chính sách được triển khai nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước khủng hoảng do COVID-19.

Chứng khoán lên đỉnh, tấc đất hóa tấc vàng: Nhạc dừng, bữa tiệc kết thúc? - Ảnh 1.

Tuần qua, chứng khoán vượt đỉnh lịch sử 1.204 điểm được thiết lập vào năm 2018

Chính sách này đã giúp các doanh nghiệp, người dân có vốn để phục hồi, duy trì sản xuất, kinh doanh… Thế nhưng một trong những hệ luỵ là dòng tiền chảy mạnh vào các kênh đầu cơ tài sản như chứng khoán trong nửa cuối năm ngoái, bất động sản trong đầu năm nay, hay những kênh đầu tư phi chính thức. Dòng tiền chỉ đợi chảy vào các kênh đầu cơ có thể khiến nền kinh tế nguy cơ bị ngập úng trong tiền nếu không thể điều hướng được dòng chảy.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước tính đạt 55,5 nghìn tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt gần 19 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 155%. Còn thị trường trái phiếu là trên 12 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng gần 20%.

Chỉ số VN-Index trong tuần này đã lên mức 1.224 điểm ngày hôm qua 2/4, vượt đỉnh lịch sử 1.204 điểm được thiết lập vào năm 2018.

Chỉ số chứng khoán tăng đang một vấn đề đáng lo ngại bởi dòng tiền "đổ" vào chứng khoán chủ yếu theo tâm lý "đám đông", có thể sẽ dẫn đến nguy cơ bong bóng khi giá tăng liên tục.

Còn liên quan đến những rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã khuyến cáo các nhà đầu tư cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp khi đầu tư trái phiếu. Bộ Tài chính cũng lưu ý không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư (bao gồm cả gốc và lãi) nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.

Chứng khoán lên đỉnh, tấc đất hóa tấc vàng: Nhạc dừng, bữa tiệc kết thúc? - Ảnh 2.

Giá đất tăng chóng mặt từ Bắc tới Nam

Sau chứng khoán, nửa cuối năm 2020, dòng tiền đổ mạnh vào bất động sản. Giá đất tại nhiều địa phương sôi sục, trung bình tăng 10% sau một tháng, có nơi tăng 2-3 lần trong 1-2 tháng.

Sốt đất khắp nơi, kể cả những địa phương chưa bao giờ sốt đất như tỉnh Bình Phước. Thậm chí là phòng giao dịch đất đai dựng lên tạm bợ. Kể cả những khu đất vốn người ta chăn bò, thả trâu.. bỗng trở thành tấc vàng. Người ta đổ xô mua trước đón đầu. Hiện tượng dòng vốn vào thị trường không thực sự để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh đang gây nhiều lo ngại về rủi ro bong bóng. Mà đã gọi là "bong bóng" đến một lúc nào đó sẽ phải vỡ, rủi ro là khó tránh khỏi.

Lý thuyết tài chính có khái niệm "high risk - high return" nghĩa là rủi ro cao đi kèm với lợi nhuận cao. Thế nhưng, khi không hiểu rủi ro thì e rằng lợi nhuận chưa thấy đâu. Những cơn sốt đầu cơ, tâm lý đám đông đang đẩy các nhà đầu tư kể cả chuyên nghiệp hay những người tạm coi là nhà đầu tư vào những tình huống đầy rủi ro.

Thực tế dòng tiền đang chảy về các kênh đầu cơ như thế nào? Thị trường chứng khoán, bất động sản đang đối diện với nguy cơ "bong bóng" ra sao? Những rủi ro với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư F0?...

Theo Thuỳ An (VTV)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video