Các ngân hàng trên toàn cầu tăng tốc sa thải nhân sự

Các nhà phân tích gọi đây là thời kỳ "tái cấu trúc đớn đau" của các ngân hàng này trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Số việc làm bị cắt giảm ở các ngân hàng trên thế giới trong năm nay sẽ lên mức cao nhất kể từ năm 2015 khi những tên tuổi lớn thông báo kế hoạch sa thải nhân sự để ứng phó với nợ xấu và xu hướng số hoá.

Theo dữ liệu của Bloomberg, cho đến nay, có hơn 30 ngân hàng lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và châu Phi đã cắt giảm hoặc lên kế hoạch cắt giảm tổng cộng gần 64.000 nhân sự. Con số thực tế có thể còn cao hơn vì nhiều ngân hàng cắt giảm nhưng không thông báo. Với tốc độ sa thải như hiện tại, số nhân sự ngành ngân hàng trên toàn cầu bị mất việc trong năm nay sẽ vượt con số gần 80.000 của năm 2019.

Nhiều ngân hàng ở châu Âu tạm dừng sa thải trong giai đoạn cao trào của đại dịch COVID-19 để tránh gây tổn thương cho nhân viên. Hồi đầu năm, Ngân hàng HSBC (Anh) thông báo kế hoạch sa thải 35.000 nhân sự nhưng việc thực hiện tạm dừng lại giữa lúc đại dịch COVID-19 ập đến.

HBSC bắt đầu sa thải nhân sự từ tháng 7 và đến đầu tháng 9, ngân hàng này thông báo tăng tốc sa thải sau khi ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 80% trong quí 2, chỉ còn 1,1 tỉ USD so với 6,2 tỉ USD vào cùng kỳ năm 2019.

Các ngân hàng trên toàn cầu tăng tốc sa thải nhân sự - Ảnh 1.

Các ngân hàng trên toàn cầu đang tăng tốc sa thải nhân sự. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Hồi mùa xuân, khi dịch COVID-19 ập đến, nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ cũng cam kết không sa thải nhân viên trong năm 2020 vì xem đó là điều sai trái về đạo đức.

Nhưng khi phải trích lập dự phòng quá lớn cho các khoản nợ xấu và dự báo cơn suy thoái kinh tế còn kéo dài, các lãnh đạo ngân hàng ở Mỹ buộc phải tính toán việc cắt giảm nhân sự. Hơn nữa, một số lãnh đạo ngân hàng thấy rằng với xu hướng làm việc từ xa tại nhà, họ chỉ cần ít nhân viên hơn để thực hiện khối lượng công việc tương tự.

Theo dự báo của Alan Johnson, Giám đốc Công ty Johnson Associates, chuyên tư vấn chế độ thù lao trong ngành tài chính, các ngân hàng nhỏ và vừa ở Mỹ sẽ phải cắt giảm trung bình 5-10% nhân sự ở bộ phận công nghệ, nhân sự và tài chính.

Theo VTV

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video