BĐS An Dương Thảo Điền (HAR): Ghi nhận lãi từ chuyển nhượng cổ phần, LNST quý 2 vẫn giảm 58%

Quý 2 An Dương Thảo Điền ghi nhận 11 tỷ đồng tiền lãi từ việc chuyển nhượng một phần vốn góp tại CTCP Phát triển nhà GHomes cho tập đoàn Frasers Centrepoint Limited của Singapo.

CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (mã chứng khoán HAR) vừa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2017 với doanh thu vỏn vẹn 4,7 tỷ đồng, giảm sâu so với con số 65,7 tỷ đồng đạt được quý 2 năm ngoái. Đây là doanh thu dịch vụ trong quý, còn riêng mảng bán hàng HAR không ghi nhận doanh thu trong quý này. Tính đến cuối quý 2/2017 lượng hàng tồn kho của công ty cũng ghi nhận bằng 0, trong khi đến cuối quý 1/2017 ghi nhận tồn kho chỉ hơn 4 triệu đồng. Doanh thu hơn 4,7 tỷ đồng trong khi giá vốn dịch vụ gần 3,4 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp cả quý đạt gần 1,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý, quý 2 An Dương Thảo Điền ghi nhận 11 tỷ đồng tiền lãi từ việc chuyển nhượng một phần vốn góp tại CTCP Phát triển nhà GHomes cho tập đoàn Frasers Centrepoint Limited của Singgapo, nên tổng doanh thu tài chính trong quý đạt hơn 13,7 tỷ đồng, tăng 4,4 tỷ đồng so với cùng kỳ. Khoản chi phí tài chính mà trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay trong kỳ gần 3,2 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng so với quý 2 năm ngoái.

Tuy nhiên, quý 2 năm nay công ty không được ghi nhận khoản tiền thanh lý, nhượng bán tài sản hơn 6,6 tỷ đồng như quý 2/2016 vào khoản thu nhập khác, nên trừ các loại thuế, phí, An Dương Thảo Điền báo lãi 8,87 tỷ đồng sau thuế quý 2/2017, bằng 43% cùng kỳ.

Do doanh thu quý 1 cũng rất thấp, nên nửa đầu năm 2017 An Dương Thảo Điền đạt 8,4 tỷ đồng doanh thu lũy kế, giảm sâu so với 69,7 tỷ đồng đạt được nửa đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 4,6 tỷ đồng, bằng 19% cùng kỳ.

Năm 2017 An Dương Thảo Điền đặt mục tiêu đạt 95,57 tỷ đồng doanh thu và 18,79 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với những gì đạt được, HAR còn cách rất xa chỉ tiêu mà ĐHCĐ giao phó.

Theo Nhịp sống kinh tế/HAR

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video