Ai sẽ “nhảy” vào Dược Hậu Giang khi công ty này được nới room ngoại lên 100%?

Trước thông tin Dược Hậu Giang được nới room ngoại lên 100%, nhà đầu tư kỳ vọng cổ đông lớn nước ngoài Taisho Pharmaceutical sẽ gia tăng tỷ lệ sở hữu trong thời gian tới.

Dược Hậu Giang mong nới room ngoại lên 100% Mới đây, CTCP Dược Hậu Giang (DHG) đã công bố tài liệu lấy ý kiến cho ĐHCĐ bất thường năm 2017, trong đó nội dung chính là nâng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài lên 100%. Điều này kông ngoài sự mong đợi của nhà đầu tư. Dự kiến, DHG sẽ tổ chức đại hội bất thường vào cuối tháng 7 tới đây. Bên cạnh vấn đề chính về việc xin ý kiến cổ đông thông qua việc nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100%, trong bảng đề nghị điều chỉnh ngành nghề kinh doanh của công ty, mã ngành 4649 cũng được điều chỉnh là “kinh doanh dược phẩm do chính công ty sản xuất”. Trước đó, Đại hội hội đồng cổ đông của DHG đã thông qua chủ trương nói room ngoại lên trên 49% và ủy quyền cho HĐQT và Ban Tổng giám đốc chỉ đạo triển khai các thủ tục cần thiết để thực hiện. Trong kỳ đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào tháng 4/2017, lãnh đạo DHG khi trả lời câu hỏi của cổ đông về việc nới room cho rằng nới room là xu hướng chung. DHG nới room để cổ phiếu DHG tốt hơn trong giao dịch và việc nới room sẽ được cân nhắc để không ảnh hưởng lớn đến chiến lược và kế hoạch kinh doanh của DHG trong trung và dài hạn. “Việc nới room cũng nhằm mục đích nếu SCIC bán vốn sẽ công bằng hơn cho các cổ đông trong và ngoài nước” – lãnh đạo DHG cho biết. Đồng thời theo vị lãnh đạo nói trên, SCIC ủng hộ Taisho – cổ đông ngoại đang nắm giữ 24,5% DHG nâng tỷ lệ sở hữu tại DHG nhưng không ủng hộ Taisho thâu tóm DHG. Trong khi đó, ông Jun Kuroda – đại diện vốn của Taisho tại DHG cho biết, Taisho đầu tư vào DHG với mong muốn được hỗ trợ DHG về kỹ thuật sản xuất và chuyển giao công nghệ để nâng DHG lên tầm cao mới, giúp cạnh tranh hơn trong thị trường nội địa và nước ngoài. Nếu Taisho có điều kiện sở hữu nhiều hơn cổ phần tại DHG sẽ có nhiều đóng góp hơn cho DHG. Dù vậy, Taisho không có ý định thâu tóm và mong muốn hợp tác phát triển cùng DHG. Theo nhận định của phòng phân tích CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), về cơ bản, câu chuyện nới room lần này đã được thị trường phản ánh đầy đủ. Diễn biến giá cổ phiếu DHG trong tháng vừa qua cũng phản ánh rất rõ xu hướng “mua theo tin đồn, bán theo tin thật” lâu nay trên thị trường. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng kỳ vọng cổ đông lớn nước ngoài Taisho Pharmaceutical, một trong những công ty dược phẩm hàng đầu của Nhật Bản chuyên kinh doanh dược phẩm kênh OTC, sẽ gia tăng tỷ lệ sở hữu trong thời gian tới, khi việc nới room ngoại của Dược Hậu Giang được tiến hành.
[caption id="attachment_62759" align="aligncenter" width="600"] DCF 1.0[/caption]

Cơ hội cho Taisho Pharmaceutical Holdings?

Taisho Pharmaceutical Holdings là 1 trong 5 doanh nghiệp dược lớn nhất Nhật Bản đã tiến một bước sâu vào thị trường dược phẩm Việt Nam, thông qua việc trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) khi nhận chuyển nhượng 21.304.064 cổ phần từ 34 cổ đông ngoại từ cuối tháng 6/2016. Mức giá mà đối tác Nhật trả cho lô cổ phiếu này gấp 1,5 lần giá thị trường tại thời điểm hai bên ký hợp đồng.

Xuất phát điểm của thương vụ này là nhu cầu đầu tư vào thị trường Việt Nam của Taisho và ngược lại, nhu cầu thoái vốn từ hai quỹ VinaCapital, Dragon Capital. Thông qua một công ty chứng khoán đến từ Nhật Bản là Daiwa Securities, Taisho đã gom được 24,4% cổ phần DHG từ nhiều cổ đông nước ngoài của DHG như VinaCapital, Dragon Capital... Các cổ đông khác bao gồm nhóm cổ đông Fullerton, Nikko New Age Asia Equity, KITMC, Mekong Portfolio Investments Limited, Vietnam Holding…

Với mức giá bỏ ra để mua số cổ phần trên, Taisho đã phải chi gần 2.500 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn của DHG. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phiếu này chưa đạt đến mức 25%, đảm bảo cho nhà đầu tư Nhật Bản không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai, vốn khá phức tạp tại Việt Nam.

Theo giới phân tích, mục đích bỏ ra số tiền lớn như vậy của Taisho trước hết là do DHG là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hàng đầu của ngành dược, tỷ lệ cổ tức luôn ở mức cao trên thị trường. Song với một tập đoàn dược phẩm lớn của Nhật Bản, đầu tư tài chính không phải là cái đích quan trọng nhất. Quan trọng hơn, họ nhắm tới thị trường Việt Nam với nhu cầu về các sản phẩm dược, chăm sóc sức khỏe vô cùng lớn, giàu tiềm năng. Theo các quy định hiện hành, các tập đoàn dược phẩm nước ngoài không được trực tiếp phân phối sản phẩm tại Việt Nam, mà phải thông qua doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, Dược Hậu Giang là doanh nghiệp có hệ thống phân phối thuộc hàng mạnh nhất trong số các doanh nghiệp dược nội địa.

Taisho Pharmaceutical Holdings của Nhật Bản có tổng tài sản 759 tỷ yên (khoảng 7,1 tỷ USD), doanh thu năm 2015 của tập đoàn này đạt 290 tỷ yên, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 22,47 tỷ yên. Taisho đã đầu tư mạnh vào nhiều thị trường khu vực như Indonesia và Malaysia, với cam kết nắm giữ dài hạn, bởi vậy không loại trừ việc tập đoàn này còn nhắm thêm đến hoạt động sản xuất tại Việt Nam, tương tự chiến lược tại các thị trường khu vực mà họ đang đầu tư. Ở Việt Nam, công ty này đã hiện diện qua nhà máy tại Công ty Taisho Việt Nam, được thành lập từ năm 1999, phân phối sản phẩm nước tăng lực Lipovitan.

Trước Taisho, Dược Hậu Giang có mối liên hệ rất chặt chẽ với các đối tác Nhật Bản, thậm chí, trong kế hoạch phát triển nhằm tìm lại tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ của Công ty, ban lãnh đạo DHG đã đặt kế hoạch sẽ tìm kiếm các tập đoàn dược phẩm lớn của Nhật Bản để phân phối tại Việt Nam. Hiện trong HĐQT của DHG có thành viên độc lập là người Nhật.

Về phần mình, việc có thêm cổ đông lớn là tập đoàn dược phẩm Nhật Bản sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn cho DHG, thay vì một cơ cấu nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, đơn thuần đầu tư tài chính như trước kia. DHG trong vòng 2 năm trở lại đây đã chững lại về tốc độ tăng trưởng bởi quy mô trở nên lớn hơn nhiều lần so với trước kia. Thậm chí, ngay trong ngành, đã có những doanh nghiệp công khai lên tiếng thách thức ngôi vị dẫn đầu của DHG. Năm 2015, Công ty không đạt doanh thu như kế hoạch đặt ra (3.600 tỷ đồng/4.000 tỷ đồng), bởi vậy, Taisho có thể coi là động lực tăng trưởng mới của doanh nghiệp.

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video