2 cổ phiếu bảo hiểm tăng kịch trần, nhiều mã khác tăng trên 5%

Giữa lúc thị trường chìm trong biển lửa phiên 15/4, cổ phiếu bảo hiểm lại ngược dòng tăng mạnh.

Đóng cửa hôm nay (15/4), VN-Index giảm 13,56 điểm (0,92%) còn 1.458,56 điểm, HNX-Index giảm 6,98 điểm (1,65%) xuống 416,71 điểm, UPCoM-Index giảm 1,05 điểm (0,93%) về 112,35 điểm.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán mạnh phiên hôm nay, VN30 giảm tới 24,27 điểm xuống 1.493,74 điểm. Phần lớn cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép bị giảm mạnh trong phiên hôm nay.

Trong khi đó, chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu bảo hiểm lại tăng mạnh mẽ, trong đó có 2 mã tăng kịch trần là BVH (6,9%) và MIG (6,8%).

Thanh khoản của 2 cổ phiếu này cũng tăng mạnh, BVH có hơn 3,3 triệu cp được trao tay, gấp hơn 2 lần mức trung bình 4 phiên liên trước. MIG cũng có hơn 4,7 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, gấp 3 lần mức trung bình 4 phiên đầu tuần.

Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu bảo hiểm khác cũng tăng trên 5% trong hôm nay như BIC (6,4%), PVI (6,2%), VNR (5,9%(, BMI (5,1%),…Chỉ có 2 mã bảo hiểm giảm giá nhưng mức điều chỉnh nhẹ là PTI (-0,1%) và PGI (-0,7%).

Tính chung tuần này, PTI tăng mạnh nhất (9,4%), tiếp theo là MIG (8,6%) và VNR (7,9%)…

Giá cổ phiếu bảo hiểm bất ngờ tăng mạnh dù nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ niêm yết đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2022 và đa số đề ra mục tiêu lợi nhuận khá thận trọng.

Chẳng hạn, BIC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022 đạt 435 tỷ đồng, giảm 13,4% so với năm trước. PVI đặt mục tiêu lợi nhuận 911 tỷ, giảm 10%, trong khi đó PGI dự kiến giảm tới 43% xuống còn 250 tỷ đồng.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, ngoài nguyên nhân về tỷ lệ bồi thường sẽ trở lại mức bình thường từ mức thấp đột biến của năm 2021, việc khởi động lại các chương trình hỗ trợ kinh doanh sau một năm cắt giảm cũng sẽ tác động khiến chi phí bán hàng tăng mạnh. Lợi nhuận gộp từ kinh doanh bảo hiểm, theo đó, có thể sẽ thu hẹp.

2 cổ phiếu bảo hiểm tăng kịch trần, nhiều mã khác tăng trên 5% - Ảnh 1.
Theo Trí thức trẻ

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video