VTV Cab "tuyển" nhà đầu tư chiến lược mua tối thiểu 10% vốn, yêu cầu giữ ít nhất 10 năm

Nhà đầu tư chiến lược cần phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng, không lỗ lũy kế, ROE năm 2016 đạt 10%. Nếu tổ chức làm việc trong lĩnh vực truyền hình trả tiền và/hoặc viễn thông thì yêu cầu cần có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm.

Mới đây, vào ngày 11/07/2017 Tổng Giám Đốc Đài Truyền hình Việt Nam đã có Quyết định 941/QĐ-THVN về việc phê duyệt tiêu chí, trình tự lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi thực hiện phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Tổng Công Ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab).

Trung tuần tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam khẩn trương thực hiện cổ phần hóa VTVCab. Công văn của Phó Thủ tướng cũng cho biết khi bán cổ phần lần đầu, tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ tại đây thực hiện theo nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 56/TTg-ĐMDN ngày 7/1/2016, Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ tại VTVcab. Chưa rõ tỷ lệ chào bán cho cổ đông chiến lược.

Theo thư mời tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của VTVcab vừa được công bố mới đây, nhà đầu tư chiến lược sẽ phải đăng ký mua tối thiểu 10% vốn Điều lệ của VTVcab. Đồng thời, hàng loạt tiêu chí khác cần được đáp ứng.

Cụ thể, Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có năng lực tài chính, có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường.

Yêu cầu của VTVcab là nhà đầu tư chiến lược sẽ không chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 10 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

Cùng đó, tổ chức này cũng không là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với VTVcab tại Việt Nam hay có cam kết bằng văn bản không tham gia bất kỳ thỏa thuận nào gây thiệt hại cho VTVcab, theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Đối với việc "tuyển chọn" nhà đầu tư chiến lược, VTVcab hướng đến hai đối tượng nhà đầu tư chiến lược hoạt động trong lĩnh vực truyền hình trả tiền và/hoặc viễn thông và nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

Trong trường hợp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực truyền hình trả tiền và/hoặc viễn thông thì đây phải là tổ chức trong nước/ nước ngoài đã tối thiểu 03 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này. Năng lực tài chính tốt với lợi nhuận dương 03 năm liên tiếp gần nhất và không có lỗ lũy kế. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2016 tối thiểu 10%. Đồng thời có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng và hoạt động trong tối thiểu 05 năm.

Trường hợp tổ chức trong nước và nước ngoài thuộc một trong các loại hình tổ chức tài chính ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thì chỉ có yêu cầu năng lực tài chính và có đủ nguồn vốn góp.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video