VPBank được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 19.700 tỷ, sẽ vượt xa Vietcombank, Techcombank

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã: VPB).

VPBank được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 19.700 tỷ, sẽ vượt xa Vietcombank, Techcombank

Cụ thể, VPBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 19.758 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông VPBank thông qua.

Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành 1,97 tỷ cổ phiếu (tỷ lệ 80%), trong đó phát hành để trả cổ tức là 1,53 tỷ cổ phiếu (tỷ lệ 62,15%) và còn lại là phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu (17,85%).

Hiện vốn điều lệ của VPBank ở mức 25.300 tỷ đồng. Nếu tăng vốn thành công theo kế hoạch trên, vốn điều lệ của nhà băng này sẽ đạt hơn 45.000 tỷ đồng, vượt loạt ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Techcombank.

Được biết, bên cạnh việc chia cổ tức, VPBank cũng đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ 15% cho cổ đông nước ngoài. Theo đó, nhiều khả năng trong tương lai gần, VPBank cũng sẽ vượt VietinBank (đang có vốn điều lệ 48.000 tỷ), để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video